Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Sở Khoa học và Công nghệ

Nhân rộng mô hình sản xuất – kinh doanh giỏi trên địa bàn xã Lê Chánh

Ngày đăng : 21/01/2019
Tác giả :
A+ A- In

Phó Chủ tịch Hội nông dân ( HND ) xã Lê Chánh ( thị xã Tân Châu ) Nguyễn Văn Sớm cho biết: “ Năm 2018, toàn xã hiện có trên 1.410 cá nhân được công nhận ND sản xuất – kinh doanh (SXKD) giỏi các cấp, các ngành nghề như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiếp tục được phát huy hiệu quả và nhân rộng trên địa bàn”

Được công nhận “Nông dân giỏi” cấp T.Ư nhiều năm liền, nông dân Đỗ Ngân Hàng (ở ấp Phú Hữu 2) ứng dụng hiệu quả mô hình “Sản xuất lúa và mua bán vật tư nông nghiệp”. Hàng năm, ông đóng góp tiền tu sửa cầu, đường nông thôn và giúp đỡ trẻ em nghèo đến trường. Ông cho biết: “ Gia đình tôi được như hôm nay là nhờ các ngành, đoàn thể quan tâm, nhất là Hội ND xã Lê Chánh. Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn, dạy nghề, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi”.

Cùng với ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa và màu, nhiều hội viên, nông dân ở Lê Chánh còn kết hợp sản xuất và dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Điển hình, nông dân Trần Hải Sơn (ở ấp Vĩnh Thạnh 1) canh tác 1,5ha lúa và 0,5ha màu, đồng thời sắm máy kéo làm đất và vận chuyển nông sản, tạo ra mô hình SXKD hiệu quả. Năm 2018, HND xã Lê Chánh phối hợp cùng các ngành chuyên môn tổ chức trên 34 cuộc hội thảo, tập huấn cho gần 1.700 lượt hội viên nông dân tại 04 ấp trên địa bàn xã tham dự. Tại ấp Phú Hữu 2, Nông dân Nguyễn Văn Khiết là một trong những điển hình ứng dụng chương trình “3 giảm – 3 tăng” và “1 phải – 5 giảm”. Với kinh nghiệm của mình, ông cho biết, chỉ cần sử dụng nước hợp lý thì mỗi héc-ta có thể thêm lợi nhuận khoảng 300.000 đồng/vụ (tiền mua xăng, dầu bơm tưới), trước hết là giảm được 100kg lúa giống gieo sạ ngay từ đầu vụ. “ Với giá cả vật tư, phân bón như thời điểm hiện nay, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác vào sản xuất trở nên quan trọng, giúp nông dân có lợi được nhiều mặt” – Ông Khiết thông tin.

Còn tại ấp Vĩnh Thạnh 1, nông dân Nguyễn Tiến Đồn với mô hình nuôi heo an toàn sinh học, nhờ cần cù siêng năng, tìm hiểu đọc sách, báo, sau nhiều năm vất vả, mô hình này đã giúp cho ông mang lại thu nhập đáng kể; Ông chia sẽ: “ Sau khi tham quan học tập các trại giống và tham khảo qua nhiều tài liệu. Từ đó đầu tư chuồng trại ban đầu 170m2, lắp đặt hệ thống biogas, chọn con giống tốt, cho xuất chuồng khoảng trên 200 heo con mỗi năm. Bên cạnh đó, Chuồng trại luôn đảm bảo vệ sinh, môi trường chăn nuôi thoáng mát, hệ thống biogas lắp đặt khép kín nên tiết kiệm đáng kể chi phí chất đốt và sử dụng thắp sáng”.

Anh Nguyễn Văn Sớm cho biết thêm: “ Xác định địa phương là xã nông thôn, chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp; Do đó việc duy trì và nhân rộng nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế rất quan trọng đối với ND; Thời gian tới, HND xã Lê Chánh tiếp tục phối hợp cùng các ngành chuyên môn tổ chức nhiều buổi tập huấn, hội thảo về ứng dụng chương trình “ 3 giảm 3 tăng ” ; “ 1 phải 5 giảm ” ; mở các lớp đào tạo nghề gắn với nhu cầu giải quyết việc làm nhằm tăng thu nhập mang lại hiệu quả kinh tế”

Hữu Hậu