Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Khoa học công nghệ trong nước

Nghiệm thu dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu tại tỉnh An Giang

Ngày đăng : 28/12/2022
Tác giả :
A+ A- In

Ngày 15/12/2022, tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ KH&CN thành lập Hội đồng KH&CN đánh giá, nghiệm thu dự án ở Trung ương thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiên bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2025 (gọi tắt là Chương trình Nông thôn, miền núi) “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu (Mastacembelus favus) tại tỉnh An Giang” do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Phố Thị 365 là tổ chức chủ trì và ông Tạ Thanh Huy làm Chủ nhiệm dự án.

Hội đồng KH&CN đánh giá, nghiệm thu do TS. Phạm Anh Tuấn - Hội Nghề cá Việt Nam (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật  Việt Nam) làm Chủ tịch, cùng các thành viên đến từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trường Cao đẳng Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ KH&CN) và Sở KH&CN An Giang.

Hội đồng KH&CN đánh giá, nghiệm thu dự án tại Bộ KH&CN

Dự án được thực hiện theo Quyết định số 2838/QĐ-BKHCN ngày 28/9/2018 của Bộ KH&CN. Sau 36 tháng (9/2019 - 10/2022) triển khai thực hiện tại thành phố Long Xuyên, huyện Thoại Sơn và Tri Tôn (tỉnh An Giang), Dự án đạt được kết quả sau:

1. Tiếp nhận, chuyển giao các quy trình công nghệ về sản xuất giống và ương giống; nuôi thương phẩm cá chạch lấu;

2. Xây dựng mô hình sản xuất giống, ương giống cá chạch lấu với quy mô diện tích 3.000m2, sản xuất được 1.000.000 cá giống có kích cỡ (chiều dài)10cm/con;

3. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch lấu với quy mô diện tích 1,5 ha; năng suất đạt 15-20 tấn/ha, kích cỡ trung bình 300-350 g/con;

4. Đào tạo được 10 kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá chạch lấu thương phẩm và tổ chức tập huấn, tham quan đầu bờ 300 nông dân kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu.

Tiếp nhận chuyển giao các quy trình công nghệ về sản xuất giống, ương giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu từ Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh).

Sau khi nghe Chủ nhiệm báo cáo kết quả thực hiện, các thành viên Hội đồng nhận xét kết quả thực hiện và đặt ra nhiều câu hỏi để Chủ nhiệm dự án trao đổi thêm. Cuối cùng, Hội đồng thống nhất nghiệm thu, kết quả thực hiện xếp loại “Khá”. Tuy nhiên, Chủ nhiệm dự án cần chỉnh sửa báo cáo theo các góp ý của Hội đồng và sớm gửi về Bộ KH&CN để hoàn thành các thủ tục tiếp theo.

Kết quả dự án có ý nghĩa thiết thực đối với ngành thủy sản tại tỉnh An Giang, là cơ sở cho nhân rộng mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chạch lấu sau này. Hiệu quả kinh tế mô hình mang lại cho thấy khả năng các hộ dân sẽ tiếp tục duy trì mở rộng sản xuất cũng như thu hút những hộ dân khác tham gia nhân rộng mô hình./.

P.K