Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Khoa học công nghệ

Hội thảo đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm HT cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng TTNT”

Ngày đăng : 15/04/2024
Tác giả : - Nguồn: MK
A+ A- In

Trong khuôn khổ triển khai đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng trí tuệ nhân tạo”, do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM chủ trì, TS. Cấn Thu Văn chủ nhiệm. Sáng ngày 28/3/2024, tại Hội trường Nhà khách UBND tỉnh An Giang, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức hội thảo khởi động, tham vấn địa phương và khảo sát thực tế phục vụ đề tài trên. 


Hội thảo do PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM làm chủ trì, cùng hơn 30 đại biểu tham dự là các nhà khoa học, đại diện các sở ngành tỉnh, phòng tài nguyên và môi trường 11 huyện, thị, thành tỉnh An Giang cùng tham dự.


Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe ThS. Lưu Văn Ninh – Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang trình bày tham luận về Hiện trạng sạt lở bờ sông ở ĐBSCL và An Giang – nguyên nhân, cơ chế và các giải pháp; TS. Cấn Thu Văn trình bày giới thiệu mục tiêu, nội dung nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu xây dựng thử nghiệm hệ thống cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở do hiện tượng thời tiết cực đoan trên nền tảng trí tuệ nhân tạo”, kế hoạch dự kiến khảo sát các điểm sạt lở, chọn lựa vị trí xây dựng mô hình theo dõi, cảnh báo sớm nguy cơ sạt lở thời gian tới. 


Tại Hội thảo, các đại biểu cũng có cơ hội thảo luận làm rõ hơn các nội dung thực hiện đề tài và tham vấn chọn lựa bổ sung các vị trí khảo sát trên địa bàn tỉnh An Giang. Cụ thể, trên 12 ý kiến thảo luận tại Hội thảo đã xoay quanh các vấn đề như: hiện tượng sạt lở trên địa bàn tỉnh An Giang ngày càng nhiều và phức tạp (trên 129 điểm sạt lở ghi nhận trong năm 2023) nên việc nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh bảo sớm là rất cần thiết và việc áp dụng AI và công nghệ thông tin trong cảnh báo sớm là cấp thiết nhằm hạn chế việc xử lý các hệ lụy sau sạt lở; cần quan tâm vấn đề phối hợp trong triển khai, đào tạo nhân lực ngay từ đầu để địa phương nắm bắt công nghệ, thiết bị khi chuyển giao kết quả  sau nghiên cứu; nhóm nghiên cứu cần lưu ý vấn đề nhân sinh, giao thông thủy, vị trí khảo sát vì ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định nguyên nhân gây sạt lở; vị trí chọn lựa khảo sát và lắp đặt mô hình nên có 1 điểm đại diện cho cù lao và 1 điểm cho đồng bằng.


MK

 

Một số hình ảnh tại Hội thảo

Các vị trí sạt lở dự kiến khảo sát trong khuôn khổ triển khai đề tài

 

 

 

 

Đại biểu tham dự và góp ý tại Hội thảo