Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Khoa học công nghệ

Hội thảo nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở “Xây dựng quy trình quản lý sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) gây hại trên hành lá tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2022”

Ngày đăng : 15/05/2023
Tác giả :
A+ A- In

Chiều ngày 10/5/2023 tại nhà Ông Nguyễn Văn Thổ, ngụ ấp Thạnh Hưng, xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành. Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành tổ chức Hội thảo giới thiệu mô hình phòng ngừa sâu xanh da láng trên ruộng trồng hành lá từ nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở “Xây dựng quy trình quản lý sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) gây hại trên hành lá tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang năm 2022”, do Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành chủ trì, ThS. Trần Văn Khải chủ nhiệm.

Đến tham dự Hội thảo có khoảng 60 đại biểu gồm Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học An Giang, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Châu Thành, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Châu Thành, UBND xã Bình Thạnh, cán bộ kỹ thuật huyện Châu Thành, cùng nông dân trồng rau màu trên địa bàn xã Bình Thạnh tham dự.

Đại diện nhóm nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ, ThS. Trần Văn Khải báo cáo kết quả sơ lược nhiệm vụ: 1. Điều tra hiện trạng canh tác hành lá tại xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, đã khảo sát 60 phiếu điều tra các hộ nông dân trồng hành lá xã Bình Thạnh, hầu hết nông dân sử dụng thuốc sinh học để phòng ngừa sâu bệnh hại, có khoảng 83,3% phun định kỳ 2 ngày/lần, phần còn lại khi có sâu bệnh hại sẽ phun; 2. Xây dựng 02 mô hình trồng hành lá liên tục trong 02 vụ, mô hình được bố trí 06 nghiệm thức (NT) với 03 lần lặp lại (NT1: Đối chứng, theo nông dân; NT2: Sử dụng màng phủ nông nghiệp; NT3: Bẫy dính màu vàng; NT4: Lưới chắn côn trùng; NT5: Xen canh với ngò rí; NT6: Phun thuốc sinh học). Kết quả, qua 02 vụ trồng liên tiếp ở 02 mô hình trồng có địa điểm khác nhau, NT4 cho kết quả phòng ngừa sâu xanh da láng tốt nhất (trên 90%), kế đến là NT5 (70%), NT3 và NT6 đạt hiệu quả (50%).

Ngoài ra, điểm mô hình của Ông Nguyễn Văn Thổ qua vụ trồng 1, NT4. Lưới chắn côn trùng cho kết quả tốt, nên đến vụ trồng 2 Ông Nguyễn Văn Thổ đã mạnh dạn đầu tư thêm lưới chắn côn trùng trồng hành lá diện tích 1.500m2, và cho kết quả rất khả quan, năng suất đạt 3 tấn/1.000m2 so với ruộng trồng đối chứng là 2 tấn/1.000m2, đồng thời hạn chế được số đợt phun thuốc trừ sâu so với ruộng đối chứng gần 04 lần. Qua Hội thảo Ông Nguyễn Văn Thổ sẽ đầu tư lưới chắn côn trùng cho tất cả ruộng nhà trồng hành lá và khuyến khích các hộ trồng hành địa phương áp dụng mô hình dùng lưới chắn côn trùng để hạn chế phun xịt thuốc trừ sâu.

Với kết quả đạt được thực tế từ mô hình, các đại biểu tham gia Hội thảo đã trao đổi về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khi về sẽ áp dụng cũng như khuyến khích người thân canh tác trồng hành lá áp dụng các phương pháp được khuyến cáo, nhất là phương pháp dùng lưới che chắn côn trùng, năng suất đảm bảo, hạn chế nhiều về phun thuốc trừ sâu bệnh hại cây hành lá, từ đó đảm bảo sản phẩm hành lá an toàn vệ sinh thực phẩm./.

Như Thảo