Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Sở, Ngành

Hội thảo thông qua dự thảo Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang

Ngày đăng : 27/11/2023
Tác giả : - Nguồn: DQ
A+ A- In

Ngày 23/11/2023, tại Hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã diễn ra Hội thảo thông qua dự thảo Đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, nhằm để đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của Đề án, phù hợp với Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Qua đó, trao đổi, thống nhất nội dung, định hướng đầu tư xây dựng, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang.

Đồng chủ trì Hội thảo là Ông Nguyễn Đức Duy (Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Ông Phạm Cao Tuyến (Giám đốc Công ty TNHH tư vấn Trường Đại học Thủy lợi – Chi nhánh miền Nam). Thành phần tham dự Hội thảo gồm có: Đại diện khu vực tư nhân và doanh nghiệp nhà nước: Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, Trường Đại học An Giang; Đại diện UBND, sở, ngành tỉnh: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh An Giang, Công ty TNHH MTV Khai thác Thủy lợi An Giang; Đại diện UBND các huyện, thị xã, thành phố và các phòng và đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

                        Quan cảnh Hội thảo thông qua Đề án

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe Báo cáo viên là đại diện Công ty TNHH Tư vấn Trường Đại học Thủy lợi báo cáo về nội dung dự thảo Đề án Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể một số nội dung sau: Nội dung 1: Điều tra, khảo sát và đánh giá hiện trạng; Nội dung 2: Đề xuất nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thủy lợi trên toàn địa bàn tỉnh An Giang; Nội dung 3: Đề xuất hiện đại hóa hệ thống quản lý, vận hành; Nội dung 4: Bảo vệ công trình, chất lượng nước trong hệ thống thủy lợi; Nội dung 5: Xây dựng chương trình khoa học công nghệ, ứng  dụng chuyển giao công nghệ phục vụ hiện đại hóa hệ thống thủy lợi và hợp tác quốc tế; Nội dung 7: Đề xuất kế hoạch, nguồn lực và giải pháp thực hiện đề án,…

 


Các đại biểu thảo luận góp ý Dự thảo Đề án


 Qua nội dung báo cáo các đại biểu góp ý nhiều về các nội dung xoay quanh các vấn đề khó khăn về hệ thống thủy lợi hiện nay mà các huyện, thị trên địa bàn tỉnh gặp phải như các vấn đề sạt lở kênh mương nhiều, tình trạng lục bình hiện nay trên các tuyến kênh… hiện vẫn chưa giải quyết được; các vấn đề của hệ thống thủy lợi ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản, cần có sự quan tâm đến trữ lượng nước nuôi trồng thủy sản, khi xây dựng hệ thống ngăn lũ hay điều tiết nước, nên phân ra nước sử dụng cho cây trồng, trồng lúa, nuôi trồng thủy sản…; Diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay đã tăng lên, đề nghị đơn vị tư vấn điều chỉnh cho chính xác và điều chỉnh luôn cả số liệu về chăn nuôi trên địa bàn tỉnh…; Cần có cập nhật thêm số liệu các kết quả đề tài, dự án về hệ thống thủy lợi, các hồ chứa nước, điều tiết nước trên núi ở 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên… đã nghiên cứu có kết quả hiện nay Sở Nông nghiệp và PTNT đang quản lý, xem lại và bổ sung các nội dung về giải pháp mô hình công nghệ cao, tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn, bổ sung cụ thể hơn cho nội dung giải pháp công nghệ SCADA trong quản lý vận hành hệ thống thủy lợi, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý vận hành và phòng chống thiên tai, ứng dụng mô hình GIS, quan trắc từ xa, viễn thám, vệ tinh, xây dựng hệ thống WebGIS, xây dựng trạm bơm điện cho toàn tỉnh… cũng cần được giải thích và làm rõ. Đơn vị tư vấn cần sớm chỉnh sửa hoàn chỉnh lại dự thảo Đề án và gửi lại Sở Nông nghiệp và PTNT./.


DQ