Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Khoa học công nghệ

Xét duyệt đề cương Đề tài kH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu chế phẩm nấm men tái tổ hợp kiểm soát vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên cá tra”

Ngày đăng : 21/03/2024
Tác giả : - Nguồn: Phòng Quản lý khoa học
A+ A- In

Ngày 13/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng KH&CN tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì và xét duyệt đề cương Đề tài kH&CN cấp tỉnh Nghiên cứu chế phẩm nấm men tái tổ hợp kiểm soát vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên cá tra do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đăng ký chủ trì, PGS.TS. Trần Văn Hiếu đăng ký chủ nhiệm. 

 

Hội đồng do ThS. Tầng Phú An - Giám đốc Sở KH&CN làm chủ tịch, TS. Nguyễn Văn Sáng - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II làm phó chủ tịch, PGS.TS. Từ Thanh Dung - Giảng viên Khoa Bệnh học Thuỷ sản (Trường Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ) và TS. Phạm Văn Khánh - Nguyên Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ làm ủy viên phản biện, cùng các thành viên đến từ Trường Đại học An Giang, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cty Cổ phần cá tra Việt Úc và Sở Khoa học và Công nghệ cùng tham dự. 

 

Mục tiêu nghiên cứu: 

 

+ Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tạo chế phẩm nấm men tái tổ hợp có hiệu quả kiểm soát vi khuẩn gram âm gây bệnh cá tra. 

 

+ Mục tiêu cụ thể: (1) Cấu trúc và sản xuất được chủng nấm men Saccharomyes cerevisia tái tổ hợp mang các thụ thể TLR18/TLR22 trên bề mặt có khả năng bắt vi khuẩn gram âm; (2) Cấu trúc và sản xuất được chủng nấm men Pichia pastoris tái tổ hợp mang các thụ thể LLR18/TLR22 trên bề mặt có khả năng bắt vi khuẩn gram âm; (3) Xây dựng quy trình lên men và tiêu chuẩn cơ sở của chế phẩm bổ sung vào thức ăn cho cá tra; (4) Chế tạo và sản xuất 1.000 liều chế phẩm quy mô phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả kiểm soát vi khuẩn gram âm gây bệnh cá tra đạt ≥
70% so với đối chứng; (5) Khảo sát và đánh giá các điều kiện bảo quản chế phẩm ≥ 6 tháng. 

 

Nội dung thực hiện:

 

Nội dung 1: Sinh tổng hợp, thu nhận các tiểu phần thụ thể TLR18 và TLR22 tái tổ hợp của cá tra ở hệ thống biểu hiện Escherichia coli và đánh giá khả năng tương tác với các loài vi khuẩn gây bệnh. 

 

Nội dung 2: Cấu trúc chủng nấm  men Sacharomyes cerevisia tái tổ hợp mang TLR18/TLR22 có khả năng bắt vi khuẩn gram ấm gây bệnh. 

 

Nội dung 3: Cấu trúc chủng nấm men Pichia pastoris tái tổ hợp mang TLR18/TLR22 có khả năng bắt vi khuẩn gram ấm gây bệnh. 

 

Nội dung 4: Chế tạo và sản xuất 1.000 liều chế phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả kiểm soát vi khuẩn gram âm gây bệnh cá tra đạt ≥70% so đối chứng. 

 

Sản phẩm dự kiến: 

 

- 1.000 liều chế phẩm nấm men (≥106 CFU/liều) quy mô phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn an toàn và bảo hộ ≥70% cá tra gây nhiễm bằng Edwardsiella ictaluri/Aermonas hydrophyla so đối chứng.

 

- Quy trình tạo chủng S.cerevisiae/P.pastoris tái tổ hợp mang protein TLR18/TLR22. 

 

- Quy trình tạo chế phẩm nấm men phòng trị bệnh do vi khuẩn gây bệnh cho ương nuôi cá tra ≥106 CFU/liều đạt tiêu chuẩn an toàn và bảo hộ.

 

- Quy trình sản xuất 1.000 liều chế phẩm. 

 

- Báo cáo đánh giá hoạt tính và hiệu quả kiểm soát vi khuẩn gây bệnh chủ yếu trên cá tra ương nuôi. 

 

- Báo cáo kết quả đánh giá độ ổn định của chế phẩm (06 tháng). 

 

- 01 bài báo khoa học quốc tế. 

 

- Hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ.

 

Sau khi nghe đại diện đơn vị dự tuyển trình bày báo cáo tóm tắt hồ sơ thuyết minh, các thành viên Hội đồng thống nhất thông qua thuyết minh và chấm chọn Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là đơn vị chủ trì, PGS.TS. Trần Văn Hiếu là chủ nhiệm thực hiện đề tài. Tuy nhiên, đơn vị chủ trì và chủ nhiệm cần bổ sung chỉnh sửa thuyết minh theo các góp ý của Hội đồng, cụ thể: bổ sung làm rõ các thí nghiệm khảo sát chế phẩm trên đối tượng cá tra, xác định rõ thực hiện trên cá tra giai đoạn nào, cần bổ sung thực nghiệm trên mô hình nuôi thực tế, đồng thời bổ sung làm rõ khả năng đối ứng kinh phí của đơn vị phối hợp, ứng dụng kết quả./.

 

Phòng QLKH