Ngoài việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa kết hợp dịch vụ nông nghiệp của nông dân Đỗ Ngân Hàng và nông dân Nguyễn Tấn Đức cùng ngụ ấp Phú Hữu 2; Bên cạnh đó còn có mô hình nuôi heo an toàn sinh học của nông dân Nguyễn Tiến Đồn ( ấp Vĩnh Thạnh 1 ) cho hiệu quả tốt, tăng thu nhập kinh tế gia đình. Đó là những điển hình làm ăn đáng được nhân rộng, góp phần tạo điều kiện cho bà con thoát nghèo, vươn lên và tích lũy gia đình.
Còn đối với nông dân Nguyễn Minh Hoàng (ấp Vĩnh Thạnh 2) được bình chọn nông dân giỏi nhiều năm liền, với việc nuôi bò thịt và bò giống. Nhờ mô hình đạt hiệu quả tốt, cuộc sống gia đình từng bước ổn định và con cái cũng được học hành. Cũng theo ông Hoàng, “ Mỗi lần bán từ 2 – 3 con bò thịt, thu nhập của gia đình từ 100 - 120 triệu đồng, cứ như thế mà luân chuyển bán ra và mua vô tạo nguồn thu nhập kinh tế phụ đáng kể cho gia đình ”.
Theo kinh nghiệm người chăn nuôi, thời gian dành cho khâu chăm sóc từ 4 - 6 tháng, lúc rảnh rỗi có thể đi cắt cỏ, kéo rơm về vựa lại và chế biến thức ăn dinh dưỡng cho bò, công chăm sóc chủ yếu là lao động gia đình nên hiệu quả mang lại khá tốt.
Năm 2017, Hội Nông dân xã Lê Chánh tăng cường phối hợp các ngành, các cấp tổ chức dạy nghề, tập huấn và chuyển giao kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Qua phát động phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, có nhiều mô hình làm ăn tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả tích cực. Trong đó, mô hình ứng dụng “1 phải, 5 giảm” của Nông dân Nguyễn Tấn Đức và Đỗ Ngân Hàng cùng ngụ ấp Phú Hữu 2 đang được nhân rộng. Ngoài ra, còn có Nông dân Trần Quang Kiều, Chi hội trưởng Nông dân ấp Vĩnh Thạnh 1, được công nhận nông dân giỏi cấp Tỉnh nhiều năm liền Ông Kiều cho biết, “ Gia đình vừa sản xuất lúa, vừa trồng rau màu, kết hợp chăn nuôi và mua bán nhỏ, giúp tăng thu nhập nên cuộc sống ổn định và sinh hoạt gia đình cũng cải thiện, đó là kết quả từ việc thường xuyên sinh hoạt Câu lạc bộ Nông dân, tham gia công tác hội và phong trào nông dân ”
Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Lê Chánh Trần Thanh Trung nhận xét: “ không chỉ hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, những năm qua nhiều hội viên nông dân còn tích cực tham gia xây dựng và phát triển nông thôn mới. Điển hình như Nông dân Nguyễn Hồng Kha ( ấp Phú Hữu 1 ) ; Nông dân Nguyễn Văn Nửa ( ấp Phú Hữu 2 ) nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội – từ thiện, sửa chữa cầu đường giao thông. Với nhiều mô hình làm ăn hiệu quả, nâng cao đời sống nông dân, qua đó thúc đẩy nông dân tích cực tham gia các phong trào xã hội của địa phương, đặc biệt phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới.
Thực hiện Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025, tỉnh An Giang đã và đang triển khai thực hiện 05 dự án do Trung ương quản lý. Trong thời gian từ ngày 24/12/2018 - 15/01/2019, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức giám sát nội dung, tiến độ thực hiện 04 dự án đạt kết quả như sau:
Những năm qua, việc thưc hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua thực tế cho thấy giúp nông dân tiết kiệm được các loại chi phí từ khâu xuống giống đến khâu thu hoạch, đồng thời tăng năng suất, tăng lợi nhuận, ổn định cuộc sống.
Với đặc thù phục vụ cho trồng trọt và đánh bắt thủy sản, nghề làm dây keo ở Mỹ Hội Đông hiện đang phát triển mạnh và trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng của cù lao Chợ Mới tỉnh An Giang vì sản phẩm chẳng những tiêu thụ trong nước mà còn có thị phần xuất khẩu đáng kể ở các nước lân cận.
Sau gần 07 năm triển khai thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Nông nghiệp phát triển khá theo hướng đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước gắn với nhu cầu thị trường; năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng lên, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
Những năm qua, Phong trào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi ( NDSXKDG ) trên địa bàn xã Lê Chánh ( thị xã Tân Châu ) không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, năm sau cao hơn năm trước, phong trào tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy tính cần cù sáng tạo, dám nghỉ dám làm, phát huy tính sáng kiến trong lao động sản xuất, từ đó nhiều hội viên nông dân giúp nhau phát triển kinh tế.
(Cổng TTĐT AG)- Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang vừa thông qua Nghị quyết Quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Là một xã nông thôn đặc thù làm kinh tế nông nghiệp, trong đó diện tích đất sản xuất là 1.348ha, số hộ có đất sản xuất là 1.421 hộ thuộc 02 vùng bờ Bắc và bờ Nam kênh Vĩnh An, đời sống của bà con nông dân chủ yếu làm nông nghiệp, làm thuê và mua bán nhỏ.
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn