Với đặc thù phục vụ cho trồng trọt và đánh bắt thủy sản, nghề làm dây keo ở Mỹ Hội Đông hiện đang phát triển mạnh và trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng của cù lao Chợ Mới tỉnh An Giang vì sản phẩm chẳng những tiêu thụ trong nước mà còn có thị phần xuất khẩu đáng kể ở các nước lân cận.
Dù có lúc thăng trầm nhưng vài năm trở lại đây, nghề làm dây keo của người dân xã Mỹ Hội Đông huyện Chợ Mới tỉnh An Giang bổng dưng phát triển mạnh trở thành một trong 13 làng nghề nổi tiếng của huyện Chợ Mới do nhu cầu của nhà nông sử dụng mặt hàng này cho sản xuất nông nghiệp tăng cao. Bà NGUYỄN THỊ KIM SÁNG- Chủ cơ sở sản xuất dây keo Lập Thành cho biết“Vào mùa nắng hạn quá thì nghề dây mình không phát triển lắm nhưng từ tháng 3 đến tháng 7 đổ lại có hột mưa mà dây này sử dụng cho vùng biển thành ra mùa mưa thì bán chạy. Từ hạt nhựa mình sản xuất ra sợi dây gọi là bả, từ bả phân phối ra nhỏ lẻ rồi mới đánh thành cuộn lại tùy theo kích cở bạn hàng đặt”.
Hiện toàn xã Mỹ Hội Đông có khoảng 7 cơ sở sản xuất dây keo khép kính với hơn 200 hộ làm gia công, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động thuộc các ấp Mỹ Thạnh, Mỹ Đức, Mỹ Hòa B. Tùy theo tay nghề, 2 người lao động giỏi mỗi ngày cũng kiếm từ vài trăm ngàn đồng trở lên đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình. “Nghề này là nguồn sống của mình nên phải đam mê, mê nó nên mình cố gắng làm để xoay sở trong gia đình, trong cuộc sống. Tôi đánh một ngày 6 ống rồi vô bành bự đó đó. Mình đậu lại cho đều, nếu đều thì ra dây thành phẩm rất đẹp còn dây không đều ra thành phẩm không đẹp, nhờ kỹ thuật mình sang qua đổi lại cho đều dây”. Ông LÊ VĂN CẢNH, Công nhân sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông chia sẻ.
Dây keo Mỹ Hội Đông rất đa dạng và phong phú chủng loại, dây nhỏ nhất đường kính 1-2mm còn dây thừng, chão có đường kính tối đa đến 4cm dùng để khai thác đánh bắt thủy, hải sản, đóng gói hàng hóa. Mặt hàng cũng đang tiêu thụ mạnh ở các tỉnh như: Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ... và TP Hồ Chí Minh, thậm chí còn xuất khẩu sang thị trường Campuchia hay nước Lào, chính vì vậy người làm nghề dây keo ngày nay ở làng nghề này cũng có cuộc sống khấm khá hơn. “Sản xuất ra 4 tấn nhưng mình chia thành phần nhỏ mình đánh ra các loại ra đến mười mấy loại dây, nói chung vào mùa mưa thì dây nào cũng bán chạy hết”. Bà NGUYỄN THỊ KIM SÁNG- Chủ cơ sở sản xuất dây keo Lập Thành nói.
Nghề làm dây keo tuy không khó nhưng lại khá nhọc công và đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mỉ của người thợ. Đặc biệt, nghề này phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa 2 người. Một người sẽ đảm nhận việc chia dây và quấn dây, người còn lại nhận nhiệm vụ căng dây và se dây. Tất cả đòi hỏi phải “ăn ý” để tránh bị rối dây hay mệt nhọc trong khi kéo dây. Chính từ những bàn tay khéo léo của người thợ nên dây keo ở An Giang ngày nay được người tiêu dùng gần xa rất ưa chuộng.
Thực hiện Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025, tỉnh An Giang đã và đang triển khai thực hiện 05 dự án do Trung ương quản lý. Trong thời gian từ ngày 24/12/2018 - 15/01/2019, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức giám sát nội dung, tiến độ thực hiện 04 dự án đạt kết quả như sau:
Ngoài việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất lúa kết hợp dịch vụ nông nghiệp của nông dân Đỗ Ngân Hàng và nông dân Nguyễn Tấn Đức cùng ngụ ấp Phú Hữu 2; Bên cạnh đó còn có mô hình nuôi heo an toàn sinh học của nông dân Nguyễn Tiến Đồn ( ấp Vĩnh Thạnh 1 ) cho hiệu quả tốt, tăng thu nhập kinh tế gia đình. Đó là những điển hình làm ăn đáng được nhân rộng, góp phần tạo điều kiện cho bà con thoát nghèo, vươn lên và tích lũy gia đình.
Những năm qua, việc thưc hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua thực tế cho thấy giúp nông dân tiết kiệm được các loại chi phí từ khâu xuống giống đến khâu thu hoạch, đồng thời tăng năng suất, tăng lợi nhuận, ổn định cuộc sống.
Sau gần 07 năm triển khai thực hiện Chương trình, với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chung sức của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của nhân dân, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại An Giang đã đạt được nhiều kết quả nhất định. Nông nghiệp phát triển khá theo hướng đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi từng bước gắn với nhu cầu thị trường; năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp được nâng lên, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng mở rộng.
Những năm qua, Phong trào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi ( NDSXKDG ) trên địa bàn xã Lê Chánh ( thị xã Tân Châu ) không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, năm sau cao hơn năm trước, phong trào tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy tính cần cù sáng tạo, dám nghỉ dám làm, phát huy tính sáng kiến trong lao động sản xuất, từ đó nhiều hội viên nông dân giúp nhau phát triển kinh tế.
(Cổng TTĐT AG)- Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang vừa thông qua Nghị quyết Quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang.
Là một xã nông thôn đặc thù làm kinh tế nông nghiệp, trong đó diện tích đất sản xuất là 1.348ha, số hộ có đất sản xuất là 1.421 hộ thuộc 02 vùng bờ Bắc và bờ Nam kênh Vĩnh An, đời sống của bà con nông dân chủ yếu làm nông nghiệp, làm thuê và mua bán nhỏ.
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn