Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Xây dựng nông thôn mới
(26/02/2019)

Thực hiện Chương trình Nông thôn miền núi giai đoạn 2016-2025, tỉnh An Giang đã và đang triển khai thực hiện 05 dự án do Trung ương quản lý. Trong thời gian từ ngày 24/12/2018 - 15/01/2019, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang tổ chức giám sát nội dung, tiến độ thực hiện 04 dự án đạt kết quả như sau:

1. Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ  sản xuất heo hữu cơ và rau hữu cơ tại thành phố Long Xuyên, An Giang (do Trạm Trồng trọt và BVTV thành phố Long Xuyên chủ trì):

 Từ ngày 24/12/2018 - 09/01/2019 tổ chức 06 lớp tập huấn cho nông dân về quy trình kỹ thuật sản xuất hữu cơ tại 05 phường, xã trên địa bàn TP. Long Xuyên (phường Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh, Mỹ Hòa Hưng) với 165 đại biểu tham dự.

 Nội dung tập huấn:

+ Tổng quan về sản xuất rau hữu cơ: khái niệm; yêu cầu về vùng sản xuất; nước tưới; giống, cây con và vườn ươm; phân bón; bảo vệ thực vật; ghi chép hồ sơ; quản lý thu hoạch-sơ chế, chế biến; quản lý chất thải đồng ruộng; Nguyên lý chung trong sản xuất rau hữu cơ; Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc các loại rau hữu cơ: cải ngọt, xà lách, rau muống và hành; Hướng dẫn cách ghi chép nhật ký hồ sơ trong sản xuất rau hữu cơ.

+ Quy trình kỹ thuật chăn nuôi heo hữu cơ bao gồm các nguyên tắc về trang trại, giống, dinh dưỡng, thức ăn, cách chăm sóc sức khỏe - phòng và trị bệnh cho heo.

2. Dự án Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn thương phẩm không bùn mật độ cao tại tỉnh An Giang (do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì):

* Về chuyển giao, tiếp nhận, đào tạo, tập huấn:

- Tiếp nhận 02 quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn không bùn từ Trường Đại học Cần Thơ (đạt 100% kế hoạch).

- Tổ chức 01 lớp đào tạo, chuyển giao công nghệ cho 20 học viên là cán bộ kỹ thuật và kỹ thuật viên của Trung tâm Giống thủy sản về kỹ thuật nuôi cá lóc trong bể bạt và nuôi lươn không bùn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

- Tổ chức 04 lớp đào tạo, tập huấn (01 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá lóc bể bạt và 03 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn không bùn) cho 200 nông dân trên địa bàn huyện Thoại Sơn, Châu Thành và An Phú về kỹ thuật thiết kế xây dựng bể nuôi, kỹ thuật chọn giống, mật độ thả nuôi, cách cho ăn, chăm sóc quản lý, cách phòng trị bệnh trong quá trình nuôi, quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. (đạt 100% kế hoạch).

* Điều tra khảo sát, chọn hộ tham gia mô hình:

Tổ chức điều tra, khảo sát và chọn tham gia dự án: Mô hình nuôi lươn có 15 hộ tại huyện Châu Thành tham gia dự án với diện tích 720m2, ở huyện Thoại Sơn có 11 hộ tham gia với diện tích 480m2; mô hình nuôi cá lóc có 09 hộ tham gia tại huyện An Phú với diện tích 750m2 (đạt 100% kế hoạch).

* Về xây dựng mô hình:

- Theo báo cáo của Tổ chức chủ trì đã triển khai thực hiện: Xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn mật độ cao với diện tích 1.200m2/1.200m2, trong đó có 600m2 diện tích nuôi từ nguồn vốn đối ứng của nông hộ, hiện khối lượng lươn trung bình đạt 125-250g/con, 600m2 diện tích được hỗ trợ con giống với số lượng 150.000 con, cỡ giống 300 con/kg từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN TW là 600 triệu đồng, khối lượng lươn trung bình hiện tại đạt từ 10-25g/con.

Xây dựng mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt với diện tích 750m2, trong đó có 375m2 hỗ trợ con giống với số lượng 37.500 con, cỡ giống 200-250 con/kg từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN TW là 20 triệu đồng, khối lượng cá trung bình đạt 100-300g/con.

Hoàn thành các thủ tục và lựa chọn được nhà thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị phục vụ cho dự án.

- Theo đó, Đoàn đã giám sát thực địa tại 04 hộ tham gia mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt ở ấp Vĩnh Phước, xã Phước Hưng, huyện An Phú, kết quả ghi nhận như sau:

+ Hộ bà Nguyễn Thị Y: có ký hợp đồng tham gia mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt với Trung tâm Giống thủy sản An Giang, đang nuôi với diện tích 75m2, cá nuôi được 75 ngày, khối lượng cá trung bình đạt 150g/con, cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.

+ Hộ ông Nguyễn Văn Kha: có ký hợp đồng tham gia mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt với Trung tâm Giống thủy sản An Giang, diện tích đang nuôi cho dự án là 75m2, cá nuôi được 110 ngày, khối lượng cá trung bình đạt 200g/con, cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.

+ Hộ ông Nguyễn Hữu Phước: có ký hợp đồng tham gia mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt với Trung tâm Giống thủy sản An Giang, diện tích nuôi là 75m2, khối lượng cá trung bình đạt 250g/con sau 120 ngày nuôi, cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp.

 

+ Hộ ông Nguyễn Văn Hồng: có ký hợp đồng tham gia mô hình nuôi cá lóc trong bể lót bạt với Trung tâm Giống thủy sản An Giang, diện tích nuôi 75m2, khối lượng cá trung bình đạt 350g/con sau 120 ngày nuôi, cá được cho ăn bằng thức ăn công nghiệp.

3. Dự án Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình ương giống và nuôi thương phẩm cá bống tượng tại An Giang (do Trung tâm Tạo nguồn nhân lực phát triển cộng đồng chủ trì):

* Về chuyển giao, tiếp nhận, đào tạo, tập huấn: Tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá bống tượng với Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh (đạt 100% kế hoạch); Tổ chức 01 lớp đào tạo lý thuyết về quy trình công nghệ cho 20 kỹ thuật viên cơ sở (đạt 50% kế hoạch).Trong quá trình triển khai xây dựng mô hình Tổ chức hỗ trợ ứng dụng công nghệ sẽ tiếp tục hướng dẫn đào tạo thực hành cho kỹ thuật viên.

* Điều tra khảo sát, chọn hộ tham gia mô hình: Tổ chức khảo sát chọn hộ tham gia xây dựng mô hình nuôi cá bống tượng thương phẩm tại huyện Tịnh Biên, Phú Tân. Kết quả chọn được 5 hộ (huyện Tịnh Biên 3 hộ; huyện Phú Tân 02 hộ) với diện tích đăng ký tham gia mô hình là 5.000m2 (đạt 71,43%  kế hoạch).

* Về xây dựng mô hình: Đang thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu.

4. Dự án Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng và phục hồi vùng ương giống cá tra theo hướng VietGAP tại tỉnh An Giang (do Trung tâm Giống thủy sản An Giang chủ trì):

* Về chuyển giao, tiếp nhận công nghệ: Đã ký hợp đồng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II.

* Điều tra khảo sát, chọn hộ tham gia mô hình: Tổ chức khảo sát chọn điểm xây dựng mô hình ương cá tra giống. Kết quả chọn được 10 hộ đủ điều kiện đăng ký tham gia dự án tại huyện Châu Thành, Châu Phú, Long Xuyên, Thoại Sơn với diện tích tham gia là 50ha (đạt 100% kế hoạch).

* Về xây dựng mô hình (theo báo cáo của Tổ chức chủ trì): Hoàn thành các thủ tục lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên, vật liệu phục vụ cho xây dựng mô hình dự án; Nhập đàn cá tra bố mẹ với số lượng 313 con (209 con cái, 104 con đực) khối lượng đạt 1.250kg từ Trung tâm Quốc gia giống thủy nước ngọt Nam bộ (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II).

Trong thời gian tới Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị các tổ chức chủ trì, Chủ nhiệm dự án cần quan tâm thực hiện các nội dung và tiến độ bám sát theo thuyết minh được duyệt, đồng thời trong quá trình triển khai thực hiện có những vấn đề gì vướng mắc cần phải có văn bản kịp thời trình cho cơ quan quản lý cấp trên./.

 TT

Trang1 trong 1

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn