Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Sở, Ngành

Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020”

Ngày đăng : 20/03/2020
Tác giả :
A+ A- In

Sáng ngày 18/3/2020, tại Phòng họp trực tuyến - Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân tỉnh tổ chức buổi họp trực tuyến với Chính phủ và Các Bộ ngành, Địa phương về tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “An ninh lương thực Quốc gia đến năm 2020”. Chủ trì phiên họp có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Kinh tế Trung Ương Nguyễn Văn Bình, Phó Thủ tướng Trinh Đình Dũng. Tại đầu cầu An Giang, tham dự có Bí thư tỉnh ủy Võ Thị Ánh Xuân và Phó Chủ tịch Trần Anh Thư và lãnh đạo các Sở ngành Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên & Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế, Công An, Lao động Thương Binh và Xã hội, Thông tin & Truyền thong, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Thủy sản tỉnh, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật, Công ty CP Lộc Trời và Báo An Giang, Đài Truyền hình An Giang, Thông tấn xã Việt Nam chi nhánh An Giang đến dự và đưa tin.

Sau khi xem video clip tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “ An ninh lương thực Quốc gia đến 2020”, nghe đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW ngày 5/8/2009 của Bộ Chính trị về Đề án  “ An ninh lương thực Quốc gia đến 2020” và nghe qua 5 ý kiến thảo luận của các tỉnh Sơn La, Thái Bình, Đồng Tháp, Daklak, Thanh Hóa; ý kiến của Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc , ý kiến của nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ, ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà, các đại biểu được nghe phát biểu của đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra những tồn tại yếu kém của việc thực hiện Đề án An ninh lương thực quốc gia đến 2020 như sau: liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hình thành vùng sản xuất tập trung và chế biến còn yếu; cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp; phát triển thiết chế hạ tầng còn yếu, logistic giá thành còn cao; năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, sự cố chưa cao…

Thủ tướng chỉ đạo: thời gian tới các ngành các cấp cần tập trung vào những vấn đề sau:

+ Vấn đề an ninh lương thực càng trở nên bức thiết hơn do đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề này.

+ Phải đảm bảo an ninh lương thực vững chắc trong mọi tình huống.

+ Phải đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cả về lượng và chất cho ít nhất 104 triệu dân Việt Nam. Phải đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu 4% /năm.

+ Phải phân định rõ ràng diện tích trồng lúa và sản lượng lương thực hằng năm, tăng cường kho dự trữ, không chạy theo thị trường. Gắn phát triển nông nghiệp với sự phát triển, tái cấu trúc nền kinh tế theo quy luật phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục tái cơ cấu lại nông nghiệp để tìm phương án tối ưu nâng cao năng suất trong phạm vi quốc gia.

+ Chỉ rõ những mục tiêu quan trọng trong công tác đảm bảo an ninh lương thực, Thủ tướng đưa ra yêu cầu trước hết là đáp ứng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng, cơ cấu thực phẩm hợp lý, khoa học trong từng giai đoạn, kể cả lượng và chất, tương ứng với quy mô dân số cả nước đến năm 2030.

+ Thúc đẩy tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 9 đến 10 %/năm, đến năm 2030, nông nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu 100 tỷ USD.

+ Rà soát tài nguyên đất đai, phát huy lợi thế từng vùng, tăng thêm diện tích che phủ rừng lên >42%.

Về giải pháp, Thủ tướng chỉ đạo:

+ Cần giữ 3,5 triệu ha đất lúa, gắn với quy hoạch đất đại quốc gia và chiến lược đảm bảo nước để có ít nhất 35-38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo trong cân đối..

+ Về thực phẩm, cần tăng nhanh sản lượng sữa từ 1 triệu tấn lên 3 triệu tấn đến năm 2030 vì đây là loại thực phẩm góp phần cải thiện sức khỏe, tầm vóc giống nòi. Tăng nhanh sản lượng trứng, thịt đỏ, thịt gà, thủy sản, rau quả có lợi cho sức khỏe và phù hợp với cơ cấu dinh dưỡng, cần đưa ra lời khuyên giảm thịt lợn trong khẩu phần và cơ cấu sản xuất.

+Tăng cường liên kết hộ nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, mỗi nhóm ngành hàng đều có tập đoàn kinh tế lớn là hạt nhân liên kết, phát triển nông sản cấp quốc gia, cấp tỉnh, sản phẩm OCOP.

+ Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp và phổ cập nhóm thực phẩm hữu cơ; tăng cường công tác quản trị liên kết giữa hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp.

+ Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, hoàn thiện phát triển thị trường khoa học công nghệ, đặc biệt ưu tiên công tác chọn giống, tạo giống để có các giống mới có tiềm năng kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển nguồn nguyên liệu chế biến, tiêu thụ đặc biệt.

Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học để hoàn thiện, thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ trong nông nghiệp; tăng cường huy động nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp với sự tham gia của cả Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân.

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chính phủ hoàn thiện văn bản, xây dựng một nghị quyết mới của Chính phủ và Đề án An ninh lương thực quốc gia đến 2030, báo cáo Bộ Chính trị và trình Chính phủ ban hành làm cơ sở cho việc triển khai thời gian tới (thay thế Nghị quyết số 63/NQ-CP) để phù hợp hơn với tình hình mới trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực.

NV