Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Sở Khoa học và Công nghệ

Kế hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020

Ngày đăng : 06/01/2020
Tác giả :
A+ A- In

Nhằm mục đích khuyến khích các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật) tham gia Đề án OCOP_AG đổi mới, sáng tạo, nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm đảm bảo các quy định theo Bộ tiêu chí về đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do Trung ương ban hành.

Đồng thời yêu cầu việc đánh giá sản phẩm đã đánh giá tại cấp huyện có khả năng đạt 03 sao trở lên (từ 50 điểm trở lên) theo Bộ tiêu chí, được tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020 yêu cầu phải chặt chẽ, khách quan, đúng quy định. Trên cơ sở đó Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

Về thẩm quyền đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP: Cấp tỉnh tổ chức thẩm định hồ sơ đánh giá sản phẩm tham gia Đề án OCOP_AG từ cấp huyện hoặc thẩm định hồ sơ trực tiếp các sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu hoặc sản phẩm đạt một số danh hiệu khác do cấp tỉnh công nhận và sau khi thẩm định hồ sơ sẽ tiến hành đánh giá, lựa chọn sản phẩm đạt tiêu chuẩn để cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP An Giang. Cấp huyện tổ chức đánh giá và chấm điểm các sản phẩm đăng ký tham gia Đề án OCOP_AG (kể cả các sản phẩm tiềm năng khác) theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do Trung ương ban hành.

Về thời gian thực hiện: Năm 2019, tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm có tiềm năng từ 03 sao trở lên của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu; các doanh nghiệp đã hoàn thiện việc công bố chất lượng, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc theo qui định của Nhà nước; các doanh nghiệp có các sản phẩm được công nhận tại các hội thi cấp tỉnh; các hợp tác xã, tổ hợp tác và cơ sở sản xuất, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật. Năm 2020, thực hiện theo Chu trình OCOP và Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm do Trung ương ban hành; cụ thể thời gian cấp tỉnh (tổ chức đánh giá, phân hạng cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trước ngày 15/11 hàng năm; công bố kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm và trao giấy chứng nhận OCOP cho chủ thể của sản phẩm sau 10 ngày khi UBND tỉnh ký quyết định công nhận; cấp huyện (tổ chức đánh giá chấm điểm các sản phẩm đăng ký tham gia Đề án OCOP_AG hoàn thành trước ngày 15/10 hàng năm; gửi hồ sơ đánh giá sản phẩm tại cấp tỉnh sau 10 ngày tổ chức đánh giá, phân hạng). Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế Hội đồng đánh giá cấp tỉnh và cấp huyện có thể tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm vào những thời điểm thích hợp.

Về nội dung đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Hội đồng OCOP cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm tham gia Đề án OCOP_AG (kể cả các sản phẩm tiềm năng khác) theo bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP do Trung ương ban hành.

Về tổ chức trao chứng nhận và vinh danh sản phẩm OCOP, Hội đồng OCOP cấp tỉnh tổ chức trao Giấy chứng nhận và vinh danh sản phẩm OCOP An Giang cho các chủ thể tham gia sản xuất, đảm bảo trang trọng và tiết kiệm.

Về thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; xây dựng và ban hành quy chế đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Đề án OCOP_AG; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch đánh giá, phân hạng sản phẩm trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP tại cấp huyện; kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm độc lập đối với sản phẩm đã được cấp tỉnh đánh giá đạt từ 03 sao trở lên (nếu xét cần thiết).

Về sở, ngành, đơn vị liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ cho các địa phương, đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện các thủ tục đăng ký tham gia Chương trình đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, hợp quy, hợp chuẩn...để đảm bảo chất lượng, quy định tiêu chuẩn đối với sản phẩm OCOP. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp thực hiện kiểm nghiệm các sản phẩm theo tiêu chuẩn hiện hành.

Và đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng Kế hoạch đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của địa phương, tổ chức triển khai đến cấp xã, đơn vị sản xuất sản phẩm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; thành lập Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện, nhất là các sản phẩm được đề xuất tham gia Đề án OCOP_AG (tại Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 03/7/2019 của UBND tỉnh) và kể cả các sản phẩm tiềm năng khác; thực hiện công khai hóa việc đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Đề án OCOP_AG trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố; hoàn thiện hồ sơ đối với các sản phẩm đạt từ 03 sao trở lên, tham dự đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

 

TTL