Cùng với sự phát triển kinh tế và chủ nghĩa tiêu dùng là cuộc xâm lấn của đồ nhựa. Ống hút, cốc nhựa dùng một lần; hộp xốp và thìa nhựa gói xôi; nước đóng chai nhựa; chiếc túi nylon ngày càng phổ biến hơn trong đời sống. Chúng ta vô tư sử dụng đồ nhựa và không quan tâm rằng một chiếc túi nylon mất 10 -20 năm mới phân hủy được, một chiếc cốc nhựa xốp có thể mất đến 50 năm, còn chai nhựa đựng hóa chất thậm chí mất hàng trăm năm.
Một báo cáo của Tổ chức Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) năm 2018, mỗi phút người ta mua 1 triệu chai nước uống bằng nhựa, mỗi năm sử dụng 5 nghìn tỷ túi nylon dùng một lần. Ở Việt Nam, nếu trung bình khoảng 10% chất thải nhựa, túi nylon dùng một lần không được tái sử dụng, lượng chất thải nhựa từ sản phẩm sử dụng một lần lên tới 2,5 triệu tấn mỗi năm (Vụ Quản lý chất thải, Tổng cục Môi trường). Với những món đồ nhựa tưởng chừng chẳng đáng kể nhưng lại tiềm ẩn đầy thảm họa đối vối môi trường sống và sinh vật.
Việc nói không với thói quen sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền sẽ khởi đầu để luật hóa trong lĩnh vực này, như cách thức nhiều nước đang làm.
Thấy được tác hại của đồ nhựa dùng một lần, UBND tỉnh An Giang đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” trên địa bàn tỉnh An Giang.
Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” của UBND tỉnh An Giang, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang đã sớm triển khai thực hiện phong trào này từ tháng 7/ 2019. Trong đó, Sở chủ trương chỉ sử dụng chai và ly thủy tinh đựng nước uống, kiên quyết không sử dụng nước uống đóng chai, ống hút nhựa dùng một lần trong hội họp, sự kiện.
Xác định được việc sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần là đang góp phần hủy hoại thiên nhiên môi trường, tích lũy hậu họa cho chính mình và con cháu, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang cũng tăng cường tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phong trào “Chống rác thải nhựa”, tác hại của rác thải nhựa nhằm hạn chế việc sử dụng và thải ra môi trường, khuyến khích các cán bộ công chức, viên chức trong đơn vị sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đồng thời UBND tỉnh An Giang cũng giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang nghiên cứu, thực hiện đề tài, nhiệm vụ khoa học, ứng dụng công nghệ sản xuất các loại vật liệu thân thiện môi trường và tái chế sản phẩm bao bì nilon.
Không chỉ tích cực hưởng ứng, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vận động toàn bộ cán bộ công chức, viên chức của Sở và gia đình cùng tích cực hưởng ứng phong tráo “ Chống rác thải nhựa” do UBND tỉnh tổ chức với mong muốn từ việc làm này góp phần giảm phát thải sản phẩm nhựa, tiết kiệm kinh phí ngân sách và bảo vệ môi trường, thay đổi
NV