Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Sở, Ngành

Một số nhiệm vụ ứng phó thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh An Giang

Ngày đăng : 26/09/2021
Tác giả :
A+ A- In

Để chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, mưa lũ, bão lớn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp. Ban Chỉ đạo ƯPBĐKH-PCTT&TKCN tỉnh đề nghị Thành viên Ban Chỉ đạo ƯPBĐKH-PCTT&TKCN tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện và chỉ đạo các ban, ngành, đơn vị, xã, phường, thị trấn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, như sau:

1. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 1819/CT-BNN-PCTT ngày 30/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống, lũ, bão năm 2021; Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 06/7/2021 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Phương án hộ đê bảo vệ trọng điểm đê cấp III năm 2021 vùng Đông kênh bảy Xã, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang; Công văn số 86/BCĐ-PCTT ngày 01/9/2021 của ban Chỉ đạo ƯPBĐKH-PCTT&TKCN tỉnh về việc triển khai Công điện số 1107/CĐ-TTg ngày 31/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Hội nghị về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021.

2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình mưa, lũ, bão để chủ động công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với mưa, lũ xảy ra, đảm bảo an toàn đê bao, cống bọng, trạm bơm sẵn sàng bơm tiêu chống úng kịp thời.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về tình hình lũ, các thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai (mưa, dông, lốc sét, sạt lở đất,…) và cách phòng tránh trên các phương tiện thông tin, truyền thông để người dân, chính quyền địa phương được biết chủ động trong công tác phòng ngừa và ứng phó. Nâng cao nhận thức về nguy cơ lũ lớn, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là, chủ động đề phòng ảnh hưởng của lũ đến sản xuất và dân sinh.

4. Triển khai phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm các tuyến đê bao xung yếu. Xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp đối với tình huống xuất hiện lũ lớn. Có phương án bảo đảm an toàn cho dân cư, cơ sở hạ tầng vùng bãi sông trong trường hợp xảy ra lũ lớn theo phương châm “bốn tại chỗ” và đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

5. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình phòng, chống thiên tai đê điều, hồ đập, sạt lở, di dân vùng thiên tai đã được bố trí kinh phí.

6. Rà soát công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi (đê điều, hồ, đập...) trước mùa mưa lũ; thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ, tổ chức tuần tra, chuẩn bị nhân lực, vật tư, thiết bị và phương án sẵn sàng ứng cứu, xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra.

7. Tổ chức, chỉ đạo lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cơ sở triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến tại cấp xã, ấp và sẵn sàng hỗ trợ người dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó, và khắc phục thiên tai có hiệu quả, đảm bảo an toàn về người, tài sản trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra.

8. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 07/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều; nhất là ngăn chặn kịp thời, xử lý dứt điểm các vi phạm pháp luật về đê điều, tổ chức giải tỏa các bãi tập kết vật liệu với quy mô lớn trên bãi sông, xây dựng công trình, nhà xưởng trái phép ở bãi sông và lấn chiếm lòng sông gây cản trở thoát lũ,…

9. Kịp thời báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai, mưa lũ, bão lớn về Văn phòng Thường trực Thường trực Ứng phó với Biến đổi khí hậu- Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Chi cục Thủy lợi An Giang).

HT

Nguồn: Công văn số 90/BCĐ-PCTT ngày 23/9/2021 của Ban Chỉ đạo ứng phó với BĐKH -PCTT và TKCN tỉnh.