Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Sở, Ngành

An Giang: Tổng quan tình hình xuất khẩu cá tra năm 2021 và triển vọng trong năm 2022

Ngày đăng : 07/05/2022
Tác giả :
A+ A- In

Theo Sở Công Thương thông: Năm 2021 là năm có nhiều biến động và khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành hàng cá tra nói riêng do tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phố phía Nam, khu vực trọng điểm chế biến và xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã tác động lớn đến hoạt động thả giống, nuôi, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu cá tra. Diện tích nuôi, sản lượng giảm, cá quá lứa do thiếu công nhân thu hoạch, hạn chế đi lại ảnh hưởng tới việc thu mua, ngoài ra việc kiểm tra dịch bệnh và sản xuất “3 tại chỗ” khiến chi phí tăng cao. Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản tạm ngưng hoặc dừng hoạt động do phải đối mặt với chi phí vận tải quốc tế tăng cao, thiếu công-ten-nơ rỗng chở hàng để giao hàng đúng thời hạn hợp đồng.

Sản lượng cá tra thu hoạch ước đạt gần 1,5 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2020, thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, bởi trong năm 2021 có 2 quý có sản lượng thấp (Quý I/2021 đạt 321,8 nghìn tấn, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước; quý II/2021 đạt 324,3 nghìn tấn, giảm 17,9%) và do ngành này đã phải chống đỡ khó khăn kéo dài từ năm 2020, đặc biệt là người nuôi cá tra vừa phải chịu chi phí chăn nuôi tăng cao, giá bán thấp, vừa gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ. Đối với tỉnh An Giang, phần lớn diện tích nuôi cá tra chủ yếu thuộc vùng nuôi của doanh nghiệp hoặc hộ nuôi có tham gia liên kết chuỗi sản xuất, tuy nhiên do ảnh hưởng của tình hình xuất khẩu làm cho giá bán luôn dao động ở mức thấp nên quy mô nuôi bị thu hẹp dẫn đến diện tích thu hoạch giảm. Qua đó, ước diện tích thu hoạch cá tra năm 2021 khoảng 1.354 ha, bằng 97,48% (-35 ha) so với cùng kỳ năm 2020. Ước sản lượng thu hoạch khoảng 408.732 tấn, bằng  98,79%, hay giảm gần 15.000 tấn so với cùng kỳ năm 2020. Hiện nay, diện tích nuôi cá tra theo các tiêu chuẩn chất lượng đạt 477 ha (trong đó tiêu chuẩn ASC 91 ha, chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGap đạt 386 ha), sản lượng 148.000 tấn/năm, diện tích nuôi cá tra của doanh nghiệp và các hộ nuôi liên kết với với doanh nghiệp là 1.048,2 ha chiếm 85 % diện tích nuôi thủy sản của toàn tỉnh.

Kết quả xuất khẩu cá tra năm 2021

Xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 1,54 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm 2020, giữ vững ngôi số 1 thế giới cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Trong đó tỉnh An Giang, dự ước xuất khẩu thủy sản đông lạnh đạt 113,95 nghìn tấn, tương đương 277,34 triệu USD; so với cùng kỳ giảm 2,53% về sản lượng và giảm 1,63% về kim ngạch. Giá xuất khẩu bình quân năm 2021 đạt 2.433,84 USD/tấn, tăng 22,17 USD/ tấn so với cùng kỳ.

Trong năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu cá tra đi qua 132 thị trường giảm 5 thị trường so với cùng kỳ năm 2020 (137 thị trường). Trung Quốc, Mỹ, Mexico và Colombia tiếp tục là các thị trường giữ vị trí trong top 5 lượng nhập khẩu.

Trung Quốc – Hồng Kông là thị trường giảm mạnh ( khoảng 22%) về lượng xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước do tác động từ chính sách siết chặt kiểm soát covid-19 trên hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu áp dụng từ khoảng đầu tháng 06/2021. Ngược lại, xuất khẩu cá tra tăng tại khu vực châu Mỹ. Trong đó, thị phần lượng xuất khẩu cá tra đi khu vực Bắc Mỹ tăng mạnh từ 15,71% lên mức 22,6%; Nam Mỹ tăng mạnh từ 3,9% lên mức 9,14%.

Thị trường Mỹ chiếm 22% tỷ trọng xuất khẩu, tăng trưởng mạnh nhất. Nhu cầu nhập khẩu cá tra của Mỹ tăng mạnh sau chiến dịch tiêm vắc xin và gói phục hồi kinh tế của quốc gia này. Thị trường Brazil và Mexico có tăng trưởng tích cực, bù đắp sụt giảm tại các thị trường chủ lực như Trung Quốc, châu Âu.

Thị trường xuất khẩu, Mexico, Brazil, Colombia, Nga và Ai Cập là các thị trường đầy tiềm năng, đều tăng trưởng hai con số, từ 44-84%, tổng thị phần của 5 thị trường này chiếm đến 16% về kim ngạch xuất khẩu của ngành cá tra trong năm 2021.

Riêng đối với thị trường nhập khẩu cá tra của tỉnh An Giang năm 2021, ước thực hiện 12 tháng năm 2021 xuất khẩu qua 78 nước, giảm 02 nước so với cùng kỳ. Chiếm tỷ trọng cao nhất là thị trường châu Á (chiếm 55,64% tong tổng lượng xuất khẩu trực tiếp). Tỷ trọng còn lại xuất khẩu qua 22 nước châu Âu, 15 nước châu Mỹ, 3 nước châu Đại Dương và 7 nước châu Phi.

Về triển vọng thị trường xuất khẩu cá tra năm 2022

Sản lượng cá tra nguyên liệu tại vùng ĐBSCL dự kiến suy giảm dần trong 3 đến 6 tháng đầu năm 2022 do tại thời điểm tháng 11/2020 nguồn cá mới thả đến size 600gr có xu hướng giảm lại do trong 2 tháng giãn cách xã hội (tháng 7-8), hộ nuôi và doanh nghiệp đều hạn chế bắt giống thả mới. Tỷ lệ diện tích đang nuôi cá size này chỉ chiếm khoảng 42-48%, giảm khoảng 5-10%, so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, dự kiến 6 tháng đầu năm 2022, tỷ lệ các ao cá size từ 800gr-1,1kg có khả năng sẽ chỉ tương đương so với quý 4/2021 (chiếm 40-45% diện tích đang nuôi), cơ bản đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nhà máy chứ không dư thừa cũng như chưa xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, (ngoại trừ size lớn trên 1,3kg có thể xảy ra khan hiếm do hộ nuôi ít neo cá lớn trong điều kiện xuất khẩu thuận lợi và nhu cầu nhà máy bắt đều cá chuẩn size 900gr-1,1kg). Sản lượng cá tra nguyên liệu nửa cuối năm 2022 phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của thị trường cá tra giống trong nửa đầu năm.

Dự ước sản lượng cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL trong năm 2022 đạt mức không cao, chỉ trên dưới 1,3 triệu tấn; tăng 10% so với năm 2021.

Về thương mại: Dự kiến xuất khẩu cá tra năm 2022 có thể phục hồi so với năm 2021 do nhu cầu về cá thịt trắng của các thị trường Mỹ, Trung Quốc vẫn ở mức khá cao trong đại dịch. Dù vậy, đầu năm 2022, rủi ro về đại dịch Covid-19 với những biến chủng mới xuất hiện vẫn là một trong những yếu tố chính, trực tiếp và gián tiếp tác động đến tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Theo đó, dịch bệnh có thể tiếp tục làm suy giảm nền kinh tế của hầu hết các nước bùng phát dịch bệnh, suy giảm nhu cầu ở các dịch vụ ăn uống tập trung, khó khăn thông quan do lo ngại dịch bệnh…Mặt khác cũng có thể đem lại hiệu ứng tích cực khi thúc đẩy nhiều phân khúc thị trường khác như bán lẻ hay các mặt hàng thay thế chất lượng tốt với mức giá vừa phải, trong khi nguồn cung một số mặt hàng cá thịt trắng nuôi và khai thác bị suy giảm do đình trệ sản xuất và đánh bắt bởi dịch bệnh. Trở ngại là sản xuất cá tra tại ĐBSCL dự kiến cung chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh nên nguồn cung sẵn có và lượng cá mới bổ sung trong năm 2022 có thể chỉ ở mức hạn chế. Điều này có thể khiến lượng xuất khẩu khó bật tăng mạnh so với năm 2021, song có thể kỳ vọng vào đà tăng của giá xuất khẩu.

Theo đó, dự kiến xuất khẩu cá tra trong năm 2022 sẽ tương đương về lượng so với năm 2021, đạt xấp xỉ 750 nghìn tấn chính ngạch và 20 nghìn tấn tiểu ngạch đi thị trường Trung Quốc, tổng 770 nghìn tấn tương đương năm 2021 (quy đổi tương đương 1,29 triệu tấn cá tra nguyên liệu).

Về thị trường: Đối với thị trường Trung Quốc – Hồng Kông: nhu cầu vẫn khá cao nhưng bị ảnh hưởng bởi việc kiểm dịch Covid-19 đối với hàng thủy hải sản nhập khẩu.

Đối với thị trường Mỹ : dự kiến năm 2021 tăng trưởng nhẹ, nhờ những tín hiệu tích cực như Thuế CBPG cá tra fillet đông lạnh lần thứ 16 (chính thức) và lần 17 (sơ bộ) xác định 3 doanh nghiệp Việt Nam là CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Nam Việt và Công ty cổ phần Thủy sản Nha Trang (NTSF) được hưởng mức thuế ưu đãi 0 USD/kg khi xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, 2 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) tiếp tục hưởng mức thuế 0,15 USD/kg và Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông tiếp tục hưởng mức thuế 0,19 USD/kg. FSIS tiếp tục công nhận Việt Nam là quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá Siluriformes vào Mỹ. Kỳ vọng hiệu quả tích cực từ vắc-xin Covid-19.

Đối với thị trường EU: Hiệp định thương mại EVFTA là điều kiện thuận lợi để gia tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, rủi ro về dịch bệnh diễn biến phức tạp và truyền thông bôi nhọ thương hiệu, hình ảnh cá tra tại EU có thể khiến lượng xuất khẩu đi ngang hoặc suy giảm.

Đối với thị trường ASEAN: sẽ có sự tăng trưởng nhẹ, các doanh nghiệp khó khăn tại thị trường Trung Quốc có thể tiếp tục chuyển dần sang các thị trường thay thế nhiều tiềm năng và thuận tiện vận chuyển như Singapore, Malaysia.

Đối với thị trường Trung Đông, Nam Mỹ: nền kinh tế khó khăn trong dịch bệnh cùng với mức giá cho mặt hàng cá tra ở vùng thấp có thể tạo ra một điểm nối cung – cầu, là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khu vực Nam Mỹ.

Đối với thị trường nội địa: nhu cầu về hàng giá trị gia tăng từ cá tra cho xuất khẩu về tiêu thụ nội địa dự kiến tiếp tục gia tăng khi một số nhà máy lớn như: Vĩnh Hoàn, Nam Việt, Sao Mai… đều có xu hướng đẩy mạnh đầu tư tăng dần cho các sản phẩm như : colagen, genlatin, dầu cá, sản phẩm cá tẩm gia vị…/.

Nguyễn Hùng