Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

Chào mừng Kỷ niệm 136 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2024)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Chuyển đổi số

Một số kết quả nổi bật thực hiện Chương trình chuyển đổi số tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Ngày đăng : 07/11/2023
Tác giả :
A+ A- In

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là động lực mới, chìa khóa giải quyết những điểm nghẽn, mở ra không gian phát triển mới. Chương trình Chuyển đổi số tỉnh An Giang là một trong 6 Chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025, nhằm thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Chương trình Chuyển đổi số tỉnh nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; doanh nghiệp phát triển dựa trên hạ tầng số, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số; người dân tham gia tích cực ứng dụng, khai thác nền tảng số.

Chương trình đã được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQ VN tỉnh. Theo đó, Tỉnh đã ban hành 01 Nghị quyết, 01 Chương trình, 15 Quyết định và 07 Kế hoạch nhằm thúc đẩy chuyển đổi số. Chương trình đã đưa ra 15 chỉ tiêu, với 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, tập trung 3 trụ cột chính về phát triển chính quyền số, phát triển kinh tế số, phát triển xã hội số. Chương trình chuyển đổi số tỉnh đạt được một số kết quả nhất định:

- Có 18 dự án/ nhiệm vụ về CNTT và chuyển đổi số được triển khai với tổng kinh phí dự kiến là 56.849 triệu đồng;

- Có 11/15 chỉ tiêu đạt mục tiêu của Chương trình đề ra, tỷ lệ thực hiện là 73,3% (chi tiết tại phụ lục 6 kèm theo). Trong đó, phát triển kinh tế số ước 7,18% GRDP (chỉ tiêu đến 2025: 10% GRDP);

- Dự án Trung tâm dữ liệu, điều hành thông minh (IOC) tỉnh An Giang đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ bản sẽ đáp ứng hạ tầng phần cứng, máy chủ phục vụ triển khai, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, giúp hình thành dữ liệu tập trung, dùng chung và mở phù hợp với nhu cầu thực tế, giúp phát triển KT-XH và công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh;

- Dự án Hình thành khu Công nghệ thông tin tập trung, đang giải phóng mặt bằng, với quy mô gần 6 ha, giúp kêu gọi đầu tư và phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn;

- Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành tỉnh An Giang được triển khai rộng khắp từ tỉnh đến xã; 100% văn bản điện tử được gửi, nhận trên hệ thống;

- Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, đã được hợp nhất thành Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh; cung cấp 100% DVC toàn trình các TTHC đủ điều kiện, được xếp mức độ A;

- Bệnh viện Đa khoa Khu vực Châu Đốc, là Bệnh viện đầu tiên trên địa bàn tỉnh, được Bộ Y tế công nhận triển khai thành công Bệnh án điện tử. Tháng 6/2023 Trung tâm Y tế huyện Châu Phú cũng được Bộ Y tế công nhận Bệnh án điện tử;

- Triển khai thử nghiệm SmartAnGiang giúp kết nối người dân, doanh nghiệp và chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh;

- Hệ thống Camera Biên phòng và các Hệ thống Camera an ninh trật tự tại các huyện, thị, thành góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn biên giới.

- Ngoài ra, thực hiện theo nhiệm vụ của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã giao tỉnh An Giang “triển khai thí điểm Nền tảng giám định sinh vật gây hại cho cây lúa trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022, hướng đến nhân rộng trên phạm vi toàn quốc; tiếp tục tổ chức triển khai Nền tảng giám định sinh vật gây hại cho cây trồng trên địa bàn tỉnh năm 2023, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm nhân rộng trên phạm vi toàn quốc”; Triển khai thí điểm xã nông thôn mới thông minh (xã Thoại Giang) theo Quyết định số 969/QĐ-BNN-VPĐP ngày 16/3/2023 về Phê duyệt danh mục mô hình thí điểm do Trung ương chỉ đạo thuộc Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 (Đợt 1).

Để triển khai có hiệu quả và đạt các chỉ tiêu Chương trình Chuyển đổi số tỉnh An Giang đã đưa ra. Các cơ quan, ban ngành cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện các chương trình, nhiệm vụ tại Chương trình số 553/CTr-UBND. Trong đó, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm theo 3 trụ cột về chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, cụ thể như sau:

1. Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động

- Ban hành Chương trình triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 22/8/2022 về Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình triển khai Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 22/8/2023 và Chương trình số 553/Ctr-UBND.

- Ban hành Kế hoạch cải thiện và nâng cao chỉ số đánh giá chuyển đổi số của tỉnh đáp ứng mục tiêu của Nghị quyết 01-NQ/TU.

- Triển khai Dự án Trung tâm dữ liệu, điều hành thông minh (IOC) tỉnh An Giang; Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng tỉnh An Giang (SOC); thí điểm mở rộng (giai đoạn 3) giải pháp giám sát an toàn thông tin và xử lý mã độc; thực hiện Kế hoạch IPv6 trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp với các dịch vụ số của Chính quyền số tỉnh An Giang cung cấp.

- Triển khai Cổng dữ liệu mở trong cơ quan nhà nước và các CSDL chuyên ngành của các đơn vị như y tế, giáo dục, nông nghiệp;

- Đẩy mạnh phát triển không gian số tỉnh An Giang.

- Triển khai các hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý đối với các ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.

- Ban hành Kế hoạch Thuê dịch vụ cung cấp, triển khai tập huấn, vận hành sử dụng Cổng dịch vụ công, Hệ thống Giải quyết thủ tục hành chính tỉnh An Giang và thuê hệ thống camera quan sát tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh An Giang giai đoạn năm 2023-2029.

- Tập trung triển khai các nhiệm vụ theo Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ; dự án Số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị và địa phương còn hiệu lực.

- Triển khai có hiệu quả các mô hình xã nông thôn mới thông minh theo Quyết định số 924/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang.

- Triển khai Kế hoạch Ứng phó sự cố, bảo đảm An toàn thông tin mạng trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2023[1].

2. Phát triển Kinh tế số

- Tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy kinh tế số. Phấn đấu kinh tế số đạt 10% GRDP; phấn đấu tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt 10%.

- Khu Công nghệ thông tin tập trung thực hiện giải phóng mặt bằng và san lắp mặt bằng Khu Công nghệ thông tin tập trung (dự kiến quý IV san lắp mặt bằng).

- Thành lập Hội tin học tỉnh An Giang để thực hiện các nhiệm vụ triển khai các ứng dụng, công nghệ mới, chuyển đổi số từ sự hỗ trợ của Hội tin học Việt Nam, Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh cho tỉnh An Giang trong thời gian tới.

- Ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

3. Phát triển Xã hội số

- Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình.

- Huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số cho tỉnh; ưu tiên đối với phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Triển khai các giải pháp phát huy mạng lưới Tổ công nghệ số cộng đồng của tỉnh hỗ trợ triển khai nhanh, có hiệu quả về chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đến cấp cơ sở, phường, xã, khóm, ấp.

4.  Một số giải pháp khác

Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số của tỉnh theo Chương trình số 553/CTr-UBND và Nghị quyết số 01-NQ/TU; trong đó, tập trung:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp để tạo được sự đồng thuận, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và xã hội trên địa bàn tỉnh. 

- Triển khai nhanh các nhiệm vụ của Đề án 06/CP trên địa bàn tỉnh, nhiệm vụ số hóa và cổng dự liệu mở; tập trung xây dựng hoàn thiện Trung tâm dữ liệu, điều hành thông minh của tỉnh.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách hành chính hướng tới phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển kinh tế số, xã hội số.

- Tiếp tục triển khai công tác đào tạo, tập huấn đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên không gian mạng cho cán bộ chuyên trách CNTT, thành viên Đội ứng cứu đảm bảo đủ năng lực ứng cứu, xử lý kịp thời tình huống mất an toàn, an ninh thông tin.

- Ưu tiên nguồn lực triển khai các dự án của Chương trình số 553/CTr-UBND và các nhiệm vụ của Nghị quyết số 01-NQ/TU đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

- Học tập các giải pháp, mô hình chuyển đổi số có hiệu quả của các tỉnh, thành để lựa chọn giải pháp, mô hình chuyển đổi số phù hợp cho An Giang.

- Xem xét làm việc với các Tập đoàn, tổng công ty viễn thông, CNTT có chi nhánh trên địa bàn tỉnh để có giải pháp tăng đóng góp nguồn thu cho tỉnh, hoặc đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh để đảm bảo phát triển bền vững (trích từ % của doanh thu, lợi nhuận).

T.Tùng (Nguồn Báo cáo 1009/BC-UBND ngày 03/11/2023 của UBND tỉnh An Giang)

 

[1] Kế hoạch số 687/KH-UBND ngày 08/8/2023 của UBND tỉnh