Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Khoa học công nghệ trong nước
(21/12/2020)

Ngày 14/12/2020, tại Hội trường khách sạn TTC, Cần Thơ, VCCI đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL 2020. Tham dự diễn đàn có ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT; GSTS Võ Tòng Xuân, lãnh đạo UBND Tp. HCM, lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL và nhiều đại biểu là chuyên gia kinh tế, Sở ban ngành, báo đài tham dự.

Phát biểu về quá trình xây dựng báo cáo nghiên cứu và ý nghĩa đối với phát triển kinh tế vùng ĐBSCL, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ nhấn mạnh: đây là báo cáo kinh tế cấp vùng đầu tiên nhưng chưa phải là tốt nhất, số liệu được tích hợp đầy đủ với 20 tác giả đến từ 3 miền đất nước. Báo cáo gồm có 5 chương. Mục đích của báo cáo là đúc kết, đưa ra các khuyến nghị và là nguồn tư liệu quan trọng cho các địa phương, là cơ sở tham vấn cho chính phủ đưa ra các chính sách kinh tế phù hợp.

Báo cáo tóm tắt kinh tế thường niên ĐBSCL 2020 do Ts Vũ Thành Tự Anh trình bày cho thấy Năm 2020, kinh tế ĐBSCL đứng trước bối cảnh thách thức và điểm nghẽn ảnh hường đến kinh tế như hạn mặn, sạt lở, chất lượng tăng trưởng giảm, hệ thống giao thông bị hạn chế, chất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút, chi phí logistics cao, dân số không tăng, trình độ dân trí thấp…Suy thoái do Covid 19 nghiêm trọng hơn nhiều so với khủng hoảng. Dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm sâu, FDI không thể mãi là cứu cánh. ĐBSCL là khu vực già hóa dân số nhanh nhất cả nước. Lợi thế chi phí thấp của Việt Nam đang bị xói mòn, tốc độ tăng lương vượt xa tốc độ tăng năng suất. Doanh nghiệp tư nhân trong nước lớn về lượng, yếu về chất, nhu cầu nội địa sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn. Hội nhập tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng. Thế hệ trẻ năng động kết nối ngày càng cao

Về định vị ĐBSCL hiện nay, ts Vũ Thành Tự Anh nhận định tỷ trọng GDP của ĐBSCL so với Tp. HCM và cả nước thấp hơn 1,5 lần. Dân số và di cư của các vùng (2009-2019): di cư thuần là 4%, tăng trưởng dân số là 0%, điều này có nghĩa là cơ hội kinh tế của ĐBSCL đang khan hiếm dần. Trong cơ cấu GDP của ĐBSCL thì Nông nghiệp vẫn tăng, trong khi đó Công nghiệp không thay đổi. Tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn bình quân của cả nước nên Trung Ương thiếu quan tâm. Năng suất lao động trong Công nghiệp chỉ tăng 3,5%. Chỉ số PCI của các tỉnh lien tục tăng từ 2015 nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp lớn.

Về năng lực cạnh tranh, ĐBSCL có lợi thế là nằm sát cạnh Tp. HCM và Đông Nam bộ, phân công lao động tự nhiên nhưng tài nguyên đất, nước, môi trường bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm. Xuất khẩu so với cả nước luôn thặng dư nhưng tỷ trọng ngày càng giảm. Nhu cầu hàng hóa vận chuyển qua cảng biển của ĐBSCL so với cả nước chỉ chiếm 2,3%. Quy hoạch hệ thống giao thông chưa thông suốt, số lượng khu công nghiệp bị bỏ hoang chiếm đến 56%. Tỷ lệ dân trong độ tuổi học phổ thông không đi học là 13,3% (2019). Tỷ lệ lao động có việc làm thấp nhất cả nước. Hạ tầng y tế thấp nhất cả nước, Dư nợ tín dụng hầu như không tăng từ 2009-2019: 5,4%. PCI tăng nhưng số lượng thành lập doanh nghiệp mới (2013-2019) chỉ cao hơn Tây nguyên và Vùng núi phía Bắc với quy mô lao động bình quân giảm, quy mô vốn nhỏ. Đặc biệt Vùng ĐBSCL là vùng trũng về khoa học và Công nghệ và Giáo dục & Đào tạo.

Về giải pháp, các tác giả khuyến nghị: 4 trụ cột trong phát triển kinh tế ĐBSCL là Kinh tế - Quản trị- Môi trường – Xã hội. ĐBSCL nên phát triển tập trung thay cho phân tán, cần đồng thuận về ưu tiên chiến lược chung của toàn vùng, sinh sống dọc theo tuyến chuyển thành sống theo cụm; chú trọng phát triển lâu dài; chú trọng chất lượng và giá trị hơn chạy theo số lượng; chú trọng yếu tố thị trường thay vì thuần túy sản xuất, thuận theo lợi thế cạnh tranh, phát triển kinh tế nông nghiệp hiện đại, phát triển doanh nghiệp, các mô hình sản xuất kinh doanh có tổ chức và Hiệp hội phải đóng vai trò trọng tâm; chú trọng linh hoạt thay vì cứng nhắc, áp đặt; chú trọng kết nối với Tp. HCM và Đông Nam bộ…Tóm lại Cơ chế liên kết, hợp tác điều phối vùng chỉ thật sự có hiệu lực, hiệu quả khi các tình ĐBSCL có quyền lực về tài khóa, quy hoạch, đầu tư và nhân sự, theo lợi ích chung cho toàn vùng và cần xây dựng mô hình thí điểm cơ chế điều phối vùng mới.

ĐBSCL cần có những kiến nghị Chính Phủ và các Bộ ngành Trung Ương có giải pháp đẩy mạnh hoặc tháo gỡ những điểm nghẽn nội tại của vùng về giáo dục, khoa học công nghệ, dân số; cũng cần nghiên cứu sâu hơn về kinh tế biển, kinh tế biên giới và kinh tế dọc sông Tiền sông Hậu như đề xuất của Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp.

NV

Trang... 16 trong 16
2
trong 16
3
trong 16
4 trong 16
5 trong 16
6 trong 16 7 trong 16 8 trong 16 9 trong 16 10 trong 16 11 trong 16 ... 16 trong 16

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn