Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Khoa học công nghệ
(18/11/2024)

 

Tóm tắt: “Nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ (compost) từ nguyên liệu lục bình” được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng 01 quy trình sản xuất phân hữu cơ từ nguyên liệu lục bình với thời gian ủ tạo ra sản phẩm phân hữu cơ dưới 30 ngày và giá thành sản phẩm thấp hơn tối thiểu 20% so với sản phẩm cùng loại (phân compost) trên thị trường. Kết quả chọn tỷ lệ lục bình xay nhỏ 60% + rơm rạ 15% + Phân bò khô 25% + (50% Emuniv + 50% Tricoderma theo khuyến cáo sản phẩm) làm quy trình sản xuất compost từ lục bình.

I. GIỚI THIỆU:

Nhiệm vụ “Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ nguyên liệu lục bình sử dụng trong sản xuất rau, màu” do Trung tâm Công nghệ sinh học chủ trì bắt đầu từ tháng 08/2023 đến tháng 10/2024, đây là nhiệm vụ cơ ở thực hiện theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2025. Trong đó gồm 04 nội dung thực hiện: Nghiên cứu quy trình sản xuất phân hữu cơ từ nguyên liệu lục bình; Xây dựng mô hình sản xuất phân hữu cơ từ nguyên liệu lục bình; Đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ sản xuất từ nguyên liệu lục bình trong điều kiện canh tác cải ngọt; Tổ chức tập huấn. Trong bài báo này sẽ tập trung giới thiệu quy trình sản xuất phân hữu cơ (compost) từ nguyên liệu lục bình theo điều kiện tại Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang từ tháng 09/2023 đến tháng 03/2024.

II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP:

2.1. Vật liệu nghiên cứu:

Nguyên vật liệu: Nguyên liệu ủ phân hữu cơ gồm: Lục bình (độ ẩm 70%), phân bò, rơm rạ, chế phẩm sinh học (Trichoderma, Emuniv, EM).

Hình 1: Nguyên vật liệu chính sử dụng trong nhiệm vụ

 

Phương tiện: Cân Nhơn Hoà, máy đo pH, máy đo ẩm độ, máy đo nhiệt độ, máy cắt lục bình, máy ảnh, điện thoại, máy tính, cuốc, tấm bạc, bầu V6,…

Hình 2: Dụng cụ, thiết bị sử dụng chính

 

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Tiến hành bố trí thí nghiệm tìm công thức phù hợp nhất, gồm 04 nghiệm thức (tương ứng với 04 công thức) cụ thể như sau:

- Công thức 1: Lục bình xay nhỏ 180 kg (60%) + rơm rạ 60 kg (20%) + Phân bò khô 60 kg (20%) + 60 g Emuniv;

- Công thức 2: Lục bình xay nhỏ 180 kg (60%) + rơm rạ 60 kg (20%) + Phân bò khô 60 kg (20%) + 4,5 lít EM;

- Công thức 3: Lục bình xay nhỏ 180 kg (60%) + rơm rạ 60 kg (20%) + Phân bò khô 60 kg (20%) + 30 g Emuniv +  900 g Tricoderma;

- Công thức 4: Lục bình xay nhỏ 180 kg (60%) + rơm rạ 60 kg (20%) + Phân bò khô 60 kg (20%) + 2,25 lít EM + 900 g Tricoderma.

Các nghiệm thức thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần và đều có bổ sung chế phẩm sinh học như trên. Diện tích mỗi đống ủ 2,2 m2. Khoảng cách giữa các đống ủ là 1 m. Tổng diện tích khu vực bố thí thí nghiệm 92 m2. Chỉ tiêu thời gian ủ thấp hơn hoặc bằng 30 ngày; các công thức đạt chỉ tiêu về thời gian sẽ phân tích chỉ số độ ẩm, pH, C/N (C/N % < 12); công thức đạt chỉ số C/N sẽ tiếp tục phân tích hàm lượng N, P, K, Pb, Hg, Salmonella theo tiêu chuẩn.

III. KẾT QUẢ:

Kết quả phân tích chỉ số độ ẩm, pH, C/N ở ngày thứ 30 đối với 4 nghiệm thức cơ bản như Bảng 1:

Như vậy, kết quả ghi nhận tại các nghiệm thức cơ bản về thời gian ủ, độ ẩm, pH, đều đạt theo chỉ tiêu đề ra. Riêng tỉ lệ C/N tuy không đạt theo tiêu chuẩn đề ra trong thuyết minh, nhưng nhìn chung, đều được xem là đã hoai mục sau 30 ngày ủ vì C/N đều < 30%.

Để đạt chỉ số C/N theo mục tiêu ban đầu, đã tiến hành bố trí bổ sung để tìm công thức phù hợp, phương pháp thực hiện được cải tiến trên nền công thức 3 (chọn từ nội dung 1), cụ thể là giảm lượng rơm (từ 20% giảm còn 15%) và tăng lượng phân bò (từ 20% tăng lên 25%), đồng thời tiến hành xử lý là cắt nhỏ rơm (cắt khối rơm cuộn làm 4) và ngâm rơm trong nước vôi (1%) trong 24h và vớt ra. Cách phối trộn như sau: Lục bình, rơm, phân bò và chế phẩm được phối trộn theo từng lớp: một lớp rơm, kế đến là lục bình, phân bò khô, tưới chế phẩm (lặp lại 3 lần - tức chia 3 lớp trên 1 đống ủ).

Hình 3: Ủ compost theo phương pháp xếp từng lớp nguyên liệu

 

Hình ảnh đống ủ qua các ngày theo dõi như sau:

Hình 4: Khối ủ qua các ngày theo dõi

 

Kết quả ghi nhận các chỉ tiêu theo dõi như Bảng 2.

 

Kết quả phân tích Bảng 2. cho thấy sản phẩm có độ ẩm, pH, C/N đạt chỉ tiêu; Các chỉ tiêu thử nghiệm như hàm lượng chì, hàm lượng thuỷ ngân, Samonella đều không phát hiện trong mẫu sản phẩm gửi phân tích.

Hình 5: Sơ đồ quy trình sản xuất compost từ lục bình

 

Việc phối trộn, ủ đống giá thể được thực hiện trên nền xi măng, khô ráo, thoáng mát; tránh mưa, nắng trực tiếp. Quy trình sản xuất compost từ lục bình tại Trung tâm Công nghệ sinh học gồm các bước như sau:

1. Bước 1:  Xử lý nguyên liệu: 

+ Lục bình: Sau khi vớt lên, để ráo 2 ngày và tiến hành xay nhỏ toàn bộ thân rễ lá của lục bình để có kích cỡ nhỏ 3-5 cm.

+ Rơm: Cắt cuộn rơm tối thiểu làm 4 (hoặc àng nhỏ càng tốt), tiến hành ngâm trong nước vôi 1% trong 24h và vớt ra để ráo.

+ Phân bò: thu mua phân bò và phơi thật khô.

2. Bước 2: Phối trộn nguyên liệu: Việc phối trộn, ủ đống giá thể được thực hiện trên nền xi măng, khô ráo, thoáng mát; tránh mưa, nắng trực tiếp. 

Phối trộn các thành phần nguyên liệu với tỷ lệ như sau: lục bình xay nhỏ 60%, rơm cắt nhỏ đã qua xử lý vôi 15%, phân bò khô 25%.

Sử dụng bầu ươm cây V6 chiều cao (khổ) 1 m và cuộn tròn với đường kính tùy theo khối lượng đống ủ để chứa nguyên liệu đã phối trộn. Đặt nguyên liệu đã phối trộn theo từng lớp vào bầu V6: Một lớp rơm, một lớp lục bình, một lớp phân bò; mỗi lớp cao 20 cm đồng thời tưới chế phẩm với liều lượng theo khuyến cáo sản phẩm (50% Emuniv + 50% trichoderma) cho thấm đều; cứ thế cho khi hết nguyên liệu và chế phẩm.

3. Bước 3: Dùng tấm ny lon đậy lên trên bề mặt đống ủ ở các giai đoạn như sau:

+ Từ ngày 01 – 10: dùng tấm ny lon đậy lên trên bề mặt đống ủ, tạo không gian trống và thoáng cho đống ủ bên trong để nhân mật số vi sinh vật.

+ Từ ngày 11-20: dùng tấm ny lon đậy kín (bao trùm toàn bộ) đống ủ để Vi sinh vật nhân mật số đột biến, tạo nhiệt để ức chế hạt cỏ dại, vi sinh vật, sâu, bệnh hại.

+ Từ 21 – 30:  dùng tấm ny lon đậy lên trên bề mặt đống ủ, tạo không gian trống và thoáng cho đống ủ bên trong để ổn định mật số. 

4. Bước 4: Tiến hành đảo trộn nguyên liệu vào 15 sau khi ủ và bổ sung hỗn hợp chế phẩm với liều lượng 20% so với khuyến cáo (50% Emuniv + 50% trichoderma). 

5. Bước 5: Sau khi ủ 30 ngày tiến hành phơi khô để hướng độ ẩm dưới 30% và đóng gói.

IV. KẾT LUẬN:

Đưa ra 01 quy trình sản xuất compost từ lục bình với lục bình xay nhỏ 60% + rơm rạ 15% + Phân bò khô 25% + (50% Emuniv + 50% Tricoderma theo khuyến cáo sản phẩm).

LỜI CẢM ƠN:

Xin chân thành cảm ơn Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang và Sở Khoa học & Công nghệ An Giang đã tạo điều kiện và hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Trần Văn Trang, Nguyễn Tri Quang Hưng, Nguyễn Minh Kỳ (2018). Nghiên cứu ảnh hưởng của cây lục bình đến môi trường nước mặt kênh Trần Văn Dõng và đề xuất thu gom sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lọi và Môi trường. Số 61 (6/2018).

[2] Niên giám thống kê tỉnh An Giang năm 2022.

[3] Bùi Thị Thơ và Võ Châu Tuấn. 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ C:N đến thời gian ủ và chất lượng phân hữu cơ sinh học ủ từ phụ phế phẩm nông nghiệp. Ued journal of social sciences, humanities and education, vol2, no2.

[4] Nguyễn Hùng Cường. 2022. Tiềm năng và phương pháp tái sử dụng phụ phẩm rơm rạ làm nguyên liệu hữu cơ, phân bón hữu cơ phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Viện Quy hoạch và thiết Kế nông nghiệp.

[5] Nguyễn Thị Phương, Nguyễn Mỹ Hoa, Đỗ Thị Xuân. 2018.  Sản xuất và đánh giá hiệu quả phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải nhà máy sản xuất bia và nhà máy chế biến thủy sản trên năng suất cây rau. Tạp chí Đại học Cần Thơ – tập 54, Số chuyên đề: Nông nghiệp (2018): 81-89.

Phòng Công nghệ sinh học nông nghiệp
Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang

Phòng Công nghệ sinh học nông nghiệp, Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang

Trang1 trong 38
2
trong 38
3
trong 38
4 trong 38
5 trong 38
6 trong 38 7 trong 38 8 trong 38 9 trong 38 10 trong 38 ... 38 trong 38

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn