Chiều ngày 03/7/2024, tại Phòng họp số 1, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng tư vấn xét duyệt đề cương và tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện Đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu quy trình sản xuất một số sản phẩm giá trị gia tăng và sản phẩm hỗ trợ sức khỏe từ quả mít được trồng tại tỉnh An Giang”, do Trường Đại học Cần Thơ đăng ký chủ trì, PGS.TS. Trần Thanh Trúc đăng ký chủ nhiệm.
Hội đồng do Ông Tầng Phú An - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch, PGS.TS. Hồ Thanh Bình - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT làm Phó Chủ tịch, PGS.TS. Bạch Long Giang - Trưởng phòng khoa học công nghệ, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và PGS.TS. Kha Chấn Tuyền - Phó Trưởng Khoa Công nghệ hóa học và thực phẩm, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM làm ủy viên phản biện, cùng các ủy viên khác đến từ Sở Y tế, Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản, Sở Khoa học và Công nghệ và Trường Đại học An Giang, cùng tham dự Hội đồng.
1. Mục tiêu nghiên cứu:
a) Mục tiêu chung: Tận dụng thành phần ăn được từ quả mít để sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm hỗ trợ sức khỏe góp phần gia tăng giá trị cho cây ít, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy ngành nông nghiệp sản xuất rau củ quả sạch phát triển, góp phần tăng thu nhập cho người dân tỉnh An Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc tính hóa lý, dinh dưỡng của các thành phần ăn được từ quả mít Thái, giúp định hướng sử dụng và phát triển sản phẩm thực phẩm.
- Nghiên cứu quy trình sản xuất nước uống lên men từ thịt quả mít theo TCVN để sử dụng làm sản phẩm giá trị gia tăng.
- Nghiên cứu quy trình sản xuất cốm lợi khuẩn từ xơ mít và bột hạt mít theo TCVN làm sản phẩm hỗ trợ sức khỏe.
- Tận dụng tinh bột từ hạt mít chế biến thanh năng lượng theo TCVN để sử dụng làm sản phẩm giá trị gia tăng.
2. Nội dung thực hiện:
- Nội dung 1: Xây dựng cơ sở hình thái, đặc tính dinh dưỡng và tính chất hóa lý từ các phần ăn được của giống mít Thái được trồng tại An Giang.
- Nội dung 2: Đánh giá đặc tính probiotic và điều kiện hoạt động của các dòng vi khuẩn lên men lactic thương mại.
- Nội dung 3: Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất nước uống lên men từ thịt quả mít.
- Nội dung 4: Xây dựng quy trình sản xuất cốm lợi khuẩn từ xơ, bã thịt quả mít và bột hạt mít.
- Nội dung 5: Xây dựng quy trình sử dụng bột từ hạt mít chế biến thanh năng lượng.
- Nội dung 6: Đánh giá sự ổn định và chất lượng của sản phẩm thực phẩm từ mít.
- Nội dung 7: Thử nghiệm thực tế quy trình sản xuất sản phẩm tại doanh nghiệp/cơ sở sản xuất và tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm từ đề tài.
3. Sản phẩm:
- Hỗ trợ đào tạo 01 thạc sĩ, 01 nghiên cứu sinh và 02 đại học.
- 02 bài báo khoa học trong nước.
- Tờ bướm giới thiệu quy trình công nghệ.
- 50 chai (300 - 350 mL) nước mít lên men đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP, có mật số vi khuẩn lactic trong sản phẩm ít nhất 106 CFU/mL (đáp ứng TCVN 13368:2021 và tiêu chuẩn cơ sở).
- 50 gói x 50 g/gói cốm lợi khuẩn đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP, độ ẩm tối đa 5%, mật số lợi khuẩn ít nhất 106 CFU/g.
- 50 gói x 200g/gói thanh năng lượng từ mít đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP, viện dẫn theo TCVN 12439:2018 Thanh công thức kiểm soát cân nặng.
- Báo cáo dữ liệu về đặc tính hóa lý, dinh dưỡng của các thành phần ăn được từ quả mít trồng ở An Giang.
- Quy trình công nghệ thu nhận nước quả mít.
- Quy trình công nghệ lên men lactic nước quả mít giàu probiotic.
- Quy trình sản xuất cốm lợi khuẩn để sử dụng làm sản phẩm hỗ trợ sức khỏe.
- Tiêu chuẩn cơ sở cho 03 sản phẩm nước quả lên men lactic, cốm lợi khuẩn và thanh năng lượng.
Sau khi nghiên cứu hồ sơ dự tuyển và nghe đại diện nhóm nghiên cứu trình bày đề cương chi tiết, các thành viên Hội đồng đánh giá cao năng lực đơn vị đăng ký chủ trì, nhóm nghiên cứu, hồ sơ thuyết minh. Thống nhất chấm chọn Trường Đại học Cần Thơ là tổ chức chủ trì và PGS.TS. Trần Thanh Trúc là chủ nhiệm thực hiện đề tài trên./.
Phòng Quản lý Khoa học
Phòng Quản lý khoa học