Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Khoa học công nghệ
(24/01/2025)

 

Thực hiện quy trình quản lý thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng ngày 21/01/2025, tại Hội trường Sở, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi họp mặt chuyển giao kết quả 04 đề tài KH&CN cấp tỉnh được nghiệm thu trong năm 2024 cho 07 đơn vị trên địa bàn tỉnh tiếp nhận ứng dụng, cụ thể:

TT

Thông tin đề tài

Đơn vị tiếp nhận ứng dụng kết quả

Sản phẩm giao nhận

1

- Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển và xây dựng mô hình địa du lịch tại tỉnh An Giang.

 

- Tổ chức chủ trì: Viện Địa lý Tài nguyên thành phố Hồ Chí Minh.

- Chủ nhiệm: TS. Lê Ngọc Thanh.

1.1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang;

 

1. 01 quyển báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

2. 01 đĩa CD ghi toàn bộ nội dung kết quả đề tài, bao gồm:

- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

- Báo cáo 17 chuyên đề, gồm:

+ Chuyên đề 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về địa du lịch trên thế giới và trong nước; Tác động của phát triển địa du lịch đến văn hóa, quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội;

+ Chuyên đề 2: Hiện trạng hoạt động du lịch và lợi thế so sánh tiềm năng phát triển địa du lịch ở tỉnh An Giang;

+ Chuyên đề 3: Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá các điểm địa chất khu vực nghiên cứu;

+ Chuyên đề 4: Đánh giá các điểm địa chất (Óc Eo - Ba Thê, Núi Sam, Bảy Núi, Tà Pạ, Xà Lôn, sông Tiền và sông Hậu;

+ Chuyên đề 5: Đánh giá các điểm địa chất tiềm năng khác: bờ biển cổ và lòng sông/kênh cổ, bàu cổ, hào thành

cổ,...);

+ Chuyên đề 6: Định hướng khai thác thị trường du khách, sản phẩm địa du lịch và xây dựng thương hiệu, quảng bá, xúc tiến và chiến lược duy trì năng lực cạnh tranh;

+ Chuyên đề 7: Định hướng phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực địa du lịch; Phát triển theo không gian và lãnh thổ; Hoàn thiện môi trường và liên kết hợp tác cùng phát triển;

+ Chuyên đề 8: Giải pháp về cơ chế chính sách quản lý nhà nước về địa du lịch;

+ Chuyên đề 9: Giải pháp xây dựng sản phẩm địa du lịch đặc thù gắn với: văn hóa tín ngưỡng, lễ hội; các điểm địa chất và đời sống văn hóa của cộng đồng; các loại hình thể thao, giải trí; ẩm thực, mua sắm đặc sản và nghỉ dưỡng; khám phá, học tập và nghiên cứu;

+ Chuyên đề 10: Giải pháp về nguồn vốn đầu tư; quảng bá, xúc tiến địa du lịch;

+ Chuyên đề 11: Giải pháp giáo dục cư dân địa phương và du khách địa du lịch; Đào tạo hướng dẫn viên du lịch và đội ngũ quản lý các điểm địa chất;

+ Chuyên đề 12: Xác định phạm vi xây dựng mô hình địa du lịch; Phân tích SWOT trong xây dựng mô hình địa du lịch;

+ Chuyên đề 13: Nghiên cứu nhu cầu thị trường (thị trường khách du lịch, đặc điểm tâm lý khách du lịch, thị

trường sản phẩm);

+ Chuyên đề 14: Khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch, các nhà cung cấp du lịch, mức độ cạnh tranh trên thị trường;

+ Chuyên đề 15: Xây dựng Chương trình địa du lịch tại tỉnh An Giang.

+ Chuyên đề 16: Soạn thảo Cẩm nang hướng dẫn địa du lịch; Tài liệu tập huấn và đào tạo hướng dẫn viên địa du lịch;

+ Chuyên đề 17: Đề xuất kế hoạch 05 năm cho các đơn vị tiếp nhận, sử dụng kết quả nghiên cứu;

- Bản đồ các điểm địa chất đã kiểm kê tỉ lệ 1/50.000 (theo Hệ quy chiếu VN 2000);

- Bản đồ mô hình địa du lịch tỉ lệ 1/25.000 (theo Hệ quy chiếu VN 2000);

- Cẩm nang hướng dẫn địa du lịch (ngắn gọn, dễ hiểu, thiết thực cho địa phương với mã code tương ứng);

- Tài liệu tập huấn gồm các nội dung:

+ Các khái niệm cơ bản về địa du lịch;

+ Lịch sử phát triển địa chất đồng bằng sông Cửu Long;

+ Các đặc điểm tự nhiên và KT- XH các khu vực điểm địa chất;

+ Kỹ năng hướng dẫn viên địa du lịch;

- Video clip về lịch sử hình thành các điểm địa du lịch,

đặc điểm nổi bật hay các câu chuyện hấp dẫn về điểm địa chất đó.

1.2. Ban Quản lý Di tích Văn hóa Óc Eo tỉnh An Giang

1.3 Công ty TNHH Du lịch Việt Xanh

 

2

- Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình đất ngập nước nhân tạo thay thế mô hình 3 vụ lúa trong vùng đê bao khép kín, tỉnh An Giang.

 

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ.

- Chủ nhiệm: PGS. TS. Trần Nhân Dũng.

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang

 

1. 01 quyển báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

2. 01 đĩa CD ghi toàn bộ nội dung kết quả đề tài, bao gồm:

- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

- 04 báo cáo chuyên đề:

+ Chuyên đề 1: Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội trước và sau khi thực hiện đề tài;

+ Chuyên đề 2: Đánh giá chất lượng môi trường đất - phù sa vùng nghiên cứu;

+ Chuyên đề 3: Đánh giá động thái chất lượng môi trường nước mặt trong vùng nghiên cứu;

+ Chuyên đề 4: Đánh giá khả năng phục hồi hệ sinh thái vùng đất ngập nước nhân tạo.

- Sổ tay hướng dẫn (xây dựng, quản lý và khai thác khu đất ngập nước nhân tạo bền vững).

3

- Tên đề tài: Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh An Giang.

- Tổ chức chủ trì: Trường Chính trị Tôn Đức Thắng.

- Chủ nhiệm: TS. Hồ Ngọc Trường.

3.1. Trường Chính trị Tôn Đức Thắng

1. 01 quyển báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

2. 01 đĩa CD ghi toàn bộ nội dung kết quả đề tài, bao gồm:

- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

- Báo cáo 07 chuyên đề, gồm:

+ Chuyên đề 1: Lịch sử Đảng bộ tỉnh An Giang (giai

đoạn 1986 - 2020);

+ Chuyên đề 2: Phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh An Giang (giai đoạn 1986 - 2020);

+ Chuyên đề 3: Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh An Giang (giai đoạn 1986 - 2020);

+ Chuyên đề 4: Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới ở An Giang (giai đoạn 1986 - 2020);

+ Chuyên đề 5: Quê hương, con người An Giang;

+ Chuyên đề 6: Thực tiễn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang (giai đoạn 1986 - 2020);

+ Chuyên đề 7: Thực tiễn và kinh nghiệm thực hiện chính sách an sinh xã hội ở An Giang (giai đoạn 1986 - 2020);

- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Xây dựng, hoàn thiện Tập bài giảng Thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển tỉnh An Giang”;

- Đề xuất kế hoạch 05 năm của đơn vị tiếp nhận chuyển giao về việc triển khai ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu.

4

- Tên đề tài: Nghiên cứu tác động thuốc trừ sâu phospho hữu cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phun thuốc tại tỉnh An Giang và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp.

 

- Tổ chức chủ trì: - Trường Đại học Y Dược TP. HCM.

- Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Hồng Lập.

4.1. Sở Y tế

4.2. Trường Đại học An Giang

1. 01 quyển báo cáo tóm tắt kết quả đề tài.

2. 01 đĩa CD ghi toàn bộ nội dung kết quả đề tài, bao gồm:

- Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt kết quả đề tài;

- Quy trình xét nghiệm tinh dịch đồ tự động SQA-iO;

- Quy trình định lượng chất chuyển hóa dialkylphosphate của thuốc trừ sâu phospho hữu cơ trong nước tiểu bằng kỹ thuật LC/MS/MS.

 

Tổng cộng: có 04 đề tài và 07 đơn vị tiếp nhận ứng dụng.

Quang cảnh buổi họp mặt

Ông Tầng Phú An – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ lưu ý các đơn vị về quyền sử dụng kết quả, chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng, nhân rộng và có báo cáo hiệu quả ứng dụng các kết quả hàng năm trong vòng 05 năm liên tiếp theo quy định.

Ông Tầng Phú An – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ bàn giao sản phẩm cho các đơn vị tiếp nhận ứng dụng

Phòng QLKH

Phòng Quản lý khoa học

Trang1 trong 14
2
trong 14
3
trong 14
4 trong 14
5 trong 14
6 trong 14 7 trong 14 8 trong 14 9 trong 14 10 trong 14 ... 14 trong 14

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn