Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Khoa học công nghệ
(29/01/2024)

Chiều ngày 23/01/2024, Tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh Nghiên cứu xây dựng mô hình đất ngập nước nhân tạo thay thế mô hình 3 vụ lúa trong vùng đê bao khép kín, tỉnh An Giang do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì, PGS.TS. Trần Văn Dũng chủ nhiệm. Thời gian thực hiện từ tháng 11/2018 – 11/2022. 

 

Hội đồng do Ông Tầng Phú An – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ làm Chủ tịch, Ông Lê Minh Tùng – Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh làm Phó chủ tịch, TS. Nguyễn Thế Bình – Nguyên Phân viện trưởng Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp và TS. Nguyễn Tăng Tôn – Nguyên trưởng Bộ môn Hệ thống canh tác, Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam làm phản biện, cùng các ủy viên đến từ Trường Đại học Kinh tế TP. HCM, UBND huyện Tri Tôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ An Giang cùng tham dự.

 

Một số kết quả sau nghiên cứu:

 

- Kết quả điều tra 150 hộ nông dân địa phương cho thấy nông dân vùng nghiên cứu có trình độ học vấn khá, do đó khó tiếp cận KHKT; nhân khẩu trung bình tham gia nông nghiệp là 3,6 người/hộ (2,3 nam và 1,6 nữ). Kết quả tính toán, so sánh hiệu quả kinh tế cho thấy trong năm 2019 – 2020.

 

- Kết quả thử nghiệm chọn lựa đối tượng cây trồng cạn cho thấy đậu nành rau không phù hợp cho mô hình (đất phèn); trong khi bắp lai, sorghum và cỏ sả lá lớn phát triển tốt trong tháng đầu nhưng chậm lớn sau đó; điên điển mấu và đậu nành cho khả năng thích nghi tốt. Kết quả so sánh cũng cho thấy mô hình lúa – ngập – lúa, lúa – ngập – điên điển mấu – lúa và lúa – ngập – đậu nành cho năng suất cao hơn mô hình 3 lúa.

 

- Xây dựng được 01 mô hình diện tích 10 ha trong vùng đê bao khép kín sản xuất lúa 3 vụ tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Kết quả đánh giá hiệu quả mô hình cho thấy: độ nén dẽ cải thiện 1,5 – 2 lần; gia tăng hàm lượng chất hữu cơ (5,75%OM); CEC (20,9 meq/100g), hàm lượng dưỡng chất NPK tổng số đều gia tăng khác biệt so với mô hình 3 lúa đối chứng sau 4 năm vận hành mô hình, mô hình cũng giúp gia tăng năng suất lúa Hè Thu 8,5%, Đông Xuân 3,7% so đối chứng. Bên cạnh, mô hình giúp phục hồi hệ sinh thái: phục hồi thực vật nổi 120 loài thuộc 6 ngành, tuy nhiên động vật nổi lại thấp hơn ngoài mô hình (59 loài so 63 loài), động vật đáy ghi nhận 11 loài, thực vật đẳng thuỷ sinh 7 loài, cá có 19 loài so 10 loài bên ngoài mô hình.

 

- Tổ chức được 01 lớp tập huấn cho 20 nông dân về kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất theo mô hình ĐNNNT; 02 hội thảo chuyên đề chia sẻ kết quả nghiên cứu đến CBKT và nông dân địa phương; xây dựng 01 sổ tay hướng dẫn xây dựng, quản lý và khai thác khu đất ngập nước nhân tạo bền vững.

 

Sau khi nghe đại diện đơn vị thực hiện báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện, các thành viên hội đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu và thống nhất chấm điểm nghiệm thu lết quả thực hiện, xếp loại khá. Sản phẩm sau nghiên cứu dự kiến chuyển giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh và các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp nhận sử dụng theo quy định./.

 

Một số hình ảnh phiên họp Hội đồng

 

Quang cảnh phiên họp hội đồng

 

PGS.TS. Trần Văn Dũng (chủ nhiệm đề tài) báo cáo kết quả nghiên cứu

 

TS. Nguyễn Tăng Tôn (UV phản biện) nhận xét kết quả nghiên cứu

 

TS. Nguyễn Thế Bình (UV phản biện) nhận xét kết quả nghiên cứu

Phòng Quản lý khoa học

Trang1 trong 14
2
trong 14
3
trong 14
4 trong 14
5 trong 14
6 trong 14 7 trong 14 8 trong 14 9 trong 14 10 trong 14 ... 14 trong 14

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn