Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Khoa học công nghệ trong nước
(07/11/2022)

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã giao Viện nghiên cứu Hải Sản tổ chức hội thảo Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong lĩnh vực thủy sản. Hội thảo được thực hiện trực tiếp tại Viện nghiên cứu Hải Sản và trực tuyến trên nền tảng Zoom. Sở KH&CN An Giang đã tham dự 01 đầu cầu tại Phòng họp 1 với sự tham dự của đại diện các phòng chuyên môn: Quản lý khoa học, Quản lý chuyên ngành, Kế hoạch tài chính và 02 đơn vị trực thuộc: Trung tâm Công nghệ sinh học và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Tại buổi hội thảo, đại diện Viện Nghiên cứu hải sản đã giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật trong khai thác hải sản như giải pháp ứng dụng hệ thống tời thủy lực cho nghề lưới chụp, giải pháp ứng dụng hệ thống đèn Led cho nghề lưới chụp,…và công nghệ bảo quản sau thu hoạch như quy trình công nghệ ứng dụng khí nito nano trong bảo quản cá ngừ trên tàu câu, quy trình sản xuất cá tra đóng hộp không thanh trùng,…Trong thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu và chuyển giao trong 02 lĩnh vực trên.

Đại diện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã giới thiệu 06 giống thủy sản mới được công nhận bao gồm: dòng chọn giống MOANA – Viện 1, giống cá rô phi chọn giống mặn lợ thế hệ G5, Tôm thẻ chân trắng thế hệ G1, Giống cá rô phi chọn giống nước ngọt thế hệ Go- Viện 1, Giống cá Nheo Mỹ, Giống cá Trắng; 11 tiến bộ kỹ thuật đã được TCTS công nhận như quy trình công nghệ sản xuất giống cá Nhụ bốn râu, cá chim vây vàng, cá chép chọn giống V1, cá chiên,…, quy trình công nghệ nuôi thương phẩm: cá Nhụ bốn râu trong ao, cá chim vây vàng trong lồng quy mô công nghiệp, cá chép chọn giống V1 trong ao,…Trong giai đoạn tới, tiếp tục phát triển các đối tượng là thế mạnh của Viện, nghiên cứu tập trung theo hướng tạo ra các sản phẩm cuối cùng ứng dụng vào sản xuất, đồng thời tăng cường hợp tác với Doanh nghiệp, tổ chức Quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.

Trong giai đoạn 2020-2022, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã có 05 quy trình công nghệ được công nhận tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp (trên các đối tượng tôm sú, tôm thẻ chân trắng,…), 01 quy trình công nghệ được cấp bằng độc quyền sáng chế (Quy trình thu nhận beta-glucan từ bã men bia bằng công nghệ enzyme), 01 quy trình công nghệ được chấp nhận đơn hợp lệ (quy trình  nhân giống ngao Móng tay chúa) và 09 quy trình công nghệ là sản phẩm của các nhiệm vụ KH&CN đã đưa vào ứng dụng thực tế. Tiếp tục chọn lọc và phát triển sản xuất giống, cung cấp giống cá tra, tôm sú, cá rô phi đỏ; nghiên cứu chọn giống nâng cao tăng trưởng và sức chống chịu với môi trường trên đối tượng cá biển, nhuyễn thể; phát triển công nghệ nuôi tuần hoàn nuôi thương phẩm một số đối tượng có giá trị kinh tế; phát triển phương pháp chẩn đoán và quy trình phòng trị đối với một số bệnh nguy hiểm trên tôm cá là những định hướng nghiên cứu, chuyển giao trong giai đoạn tới của Viện NCNTTS II.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới có thể chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, bao gồm quy trình kỹ thuật sản xuất giống/nuôi thương phẩm trên các đối tượng: cá Chẽm, cá Mặt quỷ, Hải sâm vú, Tôm hùm giống, Sá sùng, Giun cát, cá Tầm nga và cá Tầm Xi-bê-ri. Trong thời gian tới, Viện sẽ liên doanh liên kết với các doanh nghiệp để sản xuất tôm chân trắng bố mẹ, cá chẽm bố mẹ, ốc hương; phối hợp với doanh nghiệp thuỷ sản tham gia nghiên cứu, ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, chuyển giao công nghệ cho Trung tâm giống các tỉnh hay doanh nghiệp có nhu cầu về công nghệ sản xuất giống các đối tượng hải đặc sản của Viện.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã được nghe báo cáo tổng kết dự án “Xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng hai giai đoạn bằng công nghệ Biofloc gắn tiêu thụ sản phẩm tại các tỉnh phía Bắc giai đoạn 2019-2021” do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hải Phòng trình bày. Dự án thực hiện 05 mô hình tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định và Thanh Hóa. Mô hình đạt lợi nhuận bình quân cao hơn 63% so với nuôi theo hình thức truyền thống không áp dụng công nghệ biofloc hoạc nuôi 2 giai đoạn.

Ngoài ra, các đại diện của Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Công ty cổ phần tập đoàn nhựa super Trường Phát, đại diện các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Quảg Ninh,… cũng chia sẻ các thông tin liên quan tại Hội thảo.

Chương trình hội thảo đã được các báo cáo viên giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, những định hướng nghiên cứu, chuyển giao trong lĩnh vực thủy sản. Qua đó, đã giúp các đại biểu xem xét và xây dựng định hướng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phù hợp với thực tế sản xuất tại địa phương trong những năm tiếp theo./.

Ngân Giang

Trang1 trong 14
2
trong 14
3
trong 14
4 trong 14
5 trong 14
6 trong 14 7 trong 14 8 trong 14 9 trong 14 10 trong 14 ... 14 trong 14

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn