Sở TT&TT AG - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phát động phong trào thi đua năm 2022 với chủ đề “Toàn ngành Thông tin và Truyền thông thi đua đổi mới, sáng tạo, đi đầu thực hiện chuyển đổi số để phát triển bền vững”
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và để phong trào thi đua ngành Thông tin và Truyền thông đạt hiệu quả tích cực, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tổ chức triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng tập trung các nội dung:
Quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; Chỉ thị số 73/CT-BTTTT ngày 25/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chỉ thị số 05 /CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII;
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt “Ngành Thông tin và Truyền thông đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, “Ngành Thông tin và Truyền thông chung sức xây dựng nông thôn mới”; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số tỉnh An Giang một cách toàn diện để xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, nhân tố mới, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thi đua, khen thưởng. Quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được, đóng góp tích cực hơn nữa cho phong trào thi đua yêu nước. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng
Thực hiện công tác khen thưởng kịp thời, công khai, minh bạch và đúng quy định các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp sản xuất; công tác khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề, khuyến khích phát triển những nhân tố mới, các sản phẩm, dịch vụ mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng
Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua thường xuyên hằng năm, phong trào thi đua theo chuyên đề, đột xuất
Tiếp tục củng cố, nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Sở. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới;
Các tổ chức đoàn thể toàn ngành Thông tin và Truyền thông có kế hoạch vận động đoàn viên hưởng ứng và tích cực tham gia các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao năm 2022.
Trong năm 2022, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành tập trung phấn đấu thực hiện các mục tiêu sau:
Lĩnh vực Bưu chính
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam; Đẩy mạnh nghiên cứu và thúc đẩy triển khai áp dụng các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến; Xây dựng và triển khai hệ thống tiếp nhận, giám sát và hỗ trợ xử lý can nhiễu trên cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu từ các trạm gốc của các doanh nghiệp thông tin di động; Xây dựng Quyết định về Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và Xây dựng Trung tâm điều hành hạ tầng mạng quốc gia;... là các nội dung cơ bản trong mục tiêu phát triển Viễn thông năm 2022;
Đối với lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin: Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ số để cung cấp dịch vụ mới cho người dân; khai mở giá trị mới, tạo ra không gian phát triển đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội; Phát triển hệ sinh thái số Việt Nam với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; Hoàn thiện môi trường pháp lý cho Chính phủ số. Hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Phấn đấu đến hết năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc;
Trên lĩnh vực An toàn thông tin mạng, tập trung đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống điện toán đám mây Make in Viet Nam; Đẩy mạnh hoạt động xử lý lừa đảo trực tuyến, tấn công mạng vào các thiết bị cá nhân; Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các hoạt động ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng, bảo đảm an toàn thông tin không gian mạng Việt Nam; Xây dựng Đề án đưa Việt Nam thành trung tâm phân tích, chia sẻ dữ liệu an toàn thông tin mạng trong ASEAN;
Phát triển Kinh tế số trước hết cần tập trung hoàn thiện thể chế, nhất là Giao dịch điện tử để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử; Triển khai chiến lược kinh tế số, xã hội số nhằm mục tiêu phát triển kinh tế số giúp mỗi người dân giàu có hơn; Triển khai các hoạt động Thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp;
Lĩnh vực Công nghiệp ICT: Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi công nghệ, thu hút đầu tư, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp thế giới; Tập trung phát triển 04 loại doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các chiến lược, chương trình kiến tạo cho phát triển công nghiệp công nghệ số; Năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân đạt 0,7; tốc độ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ 10% - 20%;
Đối với lĩnh vực Báo chí, Truyền thông: Hoàn thiện hành lang pháp lý và từng bước luật hóa hoạt động thông tin đối ngoại; Chỉ đạo Đài PT-TH đẩy mạnh tuyên truyền các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước cũng như chủ trương đường lối của Đảng gắn với tình hình thực tiễn tại địa phương; Tăng cường giám sát bằng công nghệ để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh cơ quan báo chí thực hiện đúng quy định của pháp luật, các tạp chí hoạt động đúng tính chất chuyên sâu, chuyên ngành; Tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị xuất bản, in và phát hành./.
Nguồn: Chỉ thị 103/CT-BTTTT ngày 13/12/2021
TN
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và để phong trào thi đua ngành Thông tin và Truyền thông đạt hiệu quả tích cực, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tổ chức triển khai phong trào thi đua và công tác khen thưởng tập trung các nội dung:
Quán triệt sâu sắc tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”; Chỉ thị số 73/CT-BTTTT ngày 25/10/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Chỉ thị số 05 /CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII;
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua“Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 - 2025, “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt “Ngành Thông tin và Truyền thông đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, “Ngành Thông tin và Truyền thông chung sức xây dựng nông thôn mới”; đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số tỉnh An Giang một cách toàn diện để xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình mới, nhân tố mới, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác thi đua, khen thưởng. Quan tâm tạo điều kiện để các điển hình tiên tiến tiếp tục phát huy các thành tích đã đạt được, đóng góp tích cực hơn nữa cho phong trào thi đua yêu nước. Tăng cường chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền tư tưởng thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng
Thực hiện công tác khen thưởng kịp thời, công khai, minh bạch và đúng quy định các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua. Chú trọng khen thưởng người lao động trực tiếp sản xuất; công tác khen thưởng đột xuất, khen thưởng theo chuyên đề, khuyến khích phát triển những nhân tố mới, các sản phẩm, dịch vụ mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng
Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, đề cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua thường xuyên hằng năm, phong trào thi đua theo chuyên đề, đột xuất
Tiếp tục củng cố, nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của Sở. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới;
Các tổ chức đoàn thể toàn ngành Thông tin và Truyền thông có kế hoạch vận động đoàn viên hưởng ứng và tích cực tham gia các phong trào thi đua, góp phần thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao năm 2022.
Trong năm 2022, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong toàn Ngành tập trung phấn đấu thực hiện các mục tiêu sau:
Lĩnh vực Bưu chính
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Viet Nam; Đẩy mạnh nghiên cứu và thúc đẩy triển khai áp dụng các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến; Xây dựng và triển khai hệ thống tiếp nhận, giám sát và hỗ trợ xử lý can nhiễu trên cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu từ các trạm gốc của các doanh nghiệp thông tin di động; Xây dựng Quyết định về Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và Xây dựng Trung tâm điều hành hạ tầng mạng quốc gia;... là các nội dung cơ bản trong mục tiêu phát triển Viễn thông năm 2022;
Đối với lĩnh vực Ứng dụng công nghệ thông tin: Tiếp tục đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ số để cung cấp dịch vụ mới cho người dân; khai mở giá trị mới, tạo ra không gian phát triển đối với tăng trưởng kinh tế - xã hội; Phát triển hệ sinh thái số Việt Nam với các nền tảng dùng chung, các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới; Hoàn thiện môi trường pháp lý cho Chính phủ số. Hoàn thành tốt các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Phấn đấu đến hết năm 2022, Việt Nam vào nhóm 80 quốc gia dẫn đầu về Chính phủ điện tử, Chính phủ số trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên Hợp Quốc;
Trên lĩnh vực An toàn thông tin mạng, tập trung đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống điện toán đám mây Make in Viet Nam; Đẩy mạnh hoạt động xử lý lừa đảo trực tuyến, tấn công mạng vào các thiết bị cá nhân; Xây dựng Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các hoạt động ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng, bảo đảm an toàn thông tin không gian mạng Việt Nam; Xây dựng Đề án đưa Việt Nam thành trung tâm phân tích, chia sẻ dữ liệu an toàn thông tin mạng trong ASEAN;
Phát triển Kinh tế số trước hết cần tập trung hoàn thiện thể chế, nhất là Giao dịch điện tử để tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho các nền tảng trung gian trong giao dịch điện tử; Triển khai chiến lược kinh tế số, xã hội số nhằm mục tiêu phát triển kinh tế số giúp mỗi người dân giàu có hơn; Triển khai các hoạt động Thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp;
Lĩnh vực Công nghiệp ICT: Nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi công nghệ, thu hút đầu tư, tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất công nghiệp thế giới; Tập trung phát triển 04 loại doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam; xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các chiến lược, chương trình kiến tạo cho phát triển công nghiệp công nghệ số; Năm 2022, tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân đạt 0,7; tốc độ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ 10% - 20%;
Đối với lĩnh vực Báo chí, Truyền thông: Hoàn thiện hành lang pháp lý và từng bước luật hóa hoạt động thông tin đối ngoại; Chỉ đạo Đài PT-TH đẩy mạnh tuyên truyền các sự kiện chính trị nổi bật của đất nước cũng như chủ trương đường lối của Đảng gắn với tình hình thực tiễn tại địa phương; Tăng cường giám sát bằng công nghệ để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh cơ quan báo chí thực hiện đúng quy định của pháp luật, các tạp chí hoạt động đúng tính chất chuyên sâu, chuyên ngành; Tăng cường năng lực hoạt động của các đơn vị xuất bản, in và phát hành./.
Nguồn: Chỉ thị 103/CT-BTTTT ngày 13/12/2021
TN