Sở TT&TT AG - Cơ cấu tổ chức ngành Thông tin và Truyền thông An Giang 2005 – 2020:
Ngày 23/12/2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 2821/2004/QĐ-UB-NV thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông An Giang, và được công bố vào ngày 14/7/2005 với sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Hoàng Việt. Chỉ định, bổ nhiệm Ban Giám đốc gồm 02 đồng chí: Trương Minh Thuần - Giám đốc, Lý Chí Thành - Phó Giám đốc; Tổng số biên chế được duyệt của Sở (gồm cả Trung tâm) là 30 người. Bước đầu thành lập Văn phòng sở và các tổ công tác, sau đó, hình thành các phòng, đơn vị trực thuộc Sở gồm: Thanh tra Sở, Văn phòng Sở, phòng Kế họach - Tổng hợp, phòng Bưu chính - Viễn thông, phòng Công nghệ thông tin, Trung tâm dịch vụ công nghê thông tin và truyền thông; Chi bộ có 5 đảng viên do đồng chí Lý Chí Thành làm Bí thư; Công đoàn do đồng chí Phan Thanh Hải làm Chủ tịch và Chi đoàn do đồng chí Huỳnh Thanh Lợi làm Bí thư;
Ngày 11/3/2008, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 383/QĐ-UBND, về thành lập Sở Thông tin và Truyền thông. Đồng thời bổ nhiệm đồng chí Trương Minh Thuần giữ chức vụ Giám đốc; 03 Phó Giám đốc là đồng chí Lý Chí Thành, Phan Văn Ninh và Trần Thanh Tâm; Sở có 8 đơn vị trực thuộc, gồm Văn phòng Sở, Thanh tra, 4 phòng chuyên môn và 2 Trung tâm.
Đến tháng 6/2020, tổng số cán bộ, công chức, viên chức theo biên chế là 65 người (tăng 35 người so với năm 2006). Có 07 đơn vị trực thuộc, gồm Văn phòng Sở, Thanh tra, 03 phòng chuyên môn và 2 Trung tâm (Tăng thêm Trung tâm Tin học so với năm 2006). Đảng bộ Sở được thành lập theo Quyết định số 1968-QĐ/ĐUK, ngày 13-9-2017 của Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng An Giang. Đảng bộ có 36 đảng viên. Đảng bộ gồm 04 Chi bộ trực thuộc; Công đoàn cơ sở và Chi đoàn thanh niên Cộng sản HCM đã đạt danh hiệu xuất sắc nhiều năm.
Xây dựng và phát triển thông tin và truyền thông An Giang giai đoạn 2005 – 2020:
Năm 2005-2008, nhìn chung, hiện trạng phát triển thông tin và truyền thông của tỉnh tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần tập trung khắc phục. Trước hết là hạ tầng CNTT và viễn thông còn thấp so bình quân cả nước; dịch vụ Internet phát triển song cũng bộc lộ những vấn đề xã hội quan tâm cần giải quyết; việc ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế; thực hiện đầu tư phát triển vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT và truyền thông...Thực trạng ấy đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ hết sức cấp bách và lâu dài đối với ngành còn quá non trẻ vừa mới ra đời.
Trải qua chặng đường 15 năm cố gắng, học tập kinh nghiệm, nỗ lực, sáng tạo, tâm huyết của tập thể lãnh đạo cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động, toàn ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
Tỉnh An Giang đã hoàn thành sớm việc sắp xếp các cơ quan báo chí theo đúng quy hoạch của trung ương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 04 cơ quan báo chí địa phương đang hoạt động có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông; 01 Văn phòng đại diện của Thông tấn xã Việt Nam và hơn 30 phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí ngoài tỉnh đang phụ trách địa bàn; Có 08 Doanh nghiệp in được cấp giấy phép hoạt động in, in xuất bản phẩm; hơn 500 cơ sở photocopy đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trung bình hằng năm, Sở cấp hơn 100 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, tổ chức trong tỉnh phục vụ công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh An Giang; 07 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; 06 trang thông tin điện tử tổng hợp; 01 Cổng thông tin điện tử tỉnh và 33 cổng thông tin thành phần; Cổng thông tin điện tử đã thành lập trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook, Zalo; Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại của tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông đối ngoại bằng các phương thức truyền thống và hiện đại; thông tin đa dạng và toàn diện, góp phần quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương; Hàng năm, tỉnh hỗ trợ trên 2,5 tỷ cho các đơn vị cấp huyện, xã để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp hệ thống truyền thanh; 100% Đài xã có viên chức phụ trách; Loa truyền thanh phủ sóng trên 86% địa bàn dân cư.
Doanh thu lĩnh vực Bưu chính hàng năm tăng trưởng trên 10%; có 30 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát và 256 điểm/156 xã, phường, thị trấn phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ trung bình 2,5 km, Dân số phục vụ bình quân là 7.400 người/điểm phục vụ. Chỉ tiêu báo đến các xã, phường, thị trấn trong ngày đạt 100%. Có 94 điểm Bưu điện Văn hóa xã, đạt tỷ lệ 85,3% số xã có Bưu điện Văn hóa xã; còn 23 xã chưa có điểm Bưu điện Văn hóa xã. Tăng trưởng dịch vụ và doanh thu từ logistics và thương mại điện tử trên 30%/năm.
Doanh thu lĩnh vực Viễn thông tăng trưởng khoản 7%/năm; Có 08 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực viễn thông. Có 144 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng, đảm bảo cung cấp dịch vụ theo quy định. Có 3.010 trạm BTS với 5.146 điểm thu phát sóng thông tin di động đã phủ sóng 3G, 4G 100% địa bàn dân cư. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G đã đạt 100% xã, thị trấn trên toàn tỉnh. Internet cáp quang tốc độ cao đã đến 100% trung tâm xã; Internet di động băng rộng phủ sóng 100% địa bàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, tìm kiếm thông tin của người dân trong tỉnh. VNPT An Giang, Viettel An Giang đang đăng ký thí điểm dịch vụ 5G tại An Giang; Có 44.195 thuê bao điện thoại cố định; 1.969.596 thuê bao di động; 248.844 thuê bao băng rộng cố định; 1.259.794 thuê bao băng rộng di động; 1.145.267 thuê bao sử dụng smartphone; 1.259.794 thuê bao sử dụng smartphone có phát sinh lưu lượng data; Có 1.371.489 thuê bao internet; tỉ lệ 70 % /dân số; Tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị thông minh đạt 70 %.
An Giang xếp hạng tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Năm 2017 xếp thứ 8/63; năm 2018 xếp thứ 13/63; năm 2019 xếp thứ 7/63.
Đã kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước. Mạng nội bộ (LAN) đã được triển khai ở tất cả các Sở, Ban, Ngành tỉnh và UBND cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn; Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ công chức (CBCC) trong tỉnh đạt trên 97%; Triển khai Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28/11/2012 của UBND tỉnh An Giang, Bưu điện đã tiếp nhận và trả kết quả 1.350.000 sản phẩm dịch vụ công của công dân và doanh nghiệp; Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bưu điện đã tiếp nhận và trả kết quả 935.680 sản phẩm dịch vụ công của công dân và doanh nghiệp; 100% sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố đã ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích và đến tận địa chỉ nhà người dân; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang chính thức đi vào hoạt động và đã ký thỏa thuận hợp tác Bưu điện tỉnh về thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 618/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 về việc Phê duyệt khung Đề án “An Giang điện tử” giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; An Giang đã xây dựng trục kết nối Hệ thống phần mềm một cửa tỉnh với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi cho CBCC trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; Cổng dịch vụ công trực tuyến dùng chung của tỉnh chính thức hoạt động ngày 15/10/2017 tại địa chỉ https://dichvucong.angiang.gov.vn. Đến nay, tổng số thủ tục hành chính của tỉnh là 1.968 thủ tục, tất cả đều được cung cấp dịch dịch vụ công trực tuyến. Trong đó: 737 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 663 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 97% hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn; Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng (QLVBĐH) đã triển khai và đưa sử dụng từ năm 2010 tại 61 cơ quan Sở, Ban, ngành, Đoàn thể và các đơn vị trực thuộc, 11 UBND huyện, thị xã, thành phố và 156 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang. Đến nay, tỷ lệ văn bản điện tử gửi, nhận giữa các CQNN trên địa bàn tỉnh đạt 97%; Đã thực hiện khai báo cấp trên 14.000 tài khoản thư điện tử cho các cơ quan, đơn vị và CBCC-VC sử dụng trao đổi công việc đúng theo Quyết định 63/2016/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh An Giang; 100% các cơ quan được cấp chứng thư số có văn bản giao văn thư thực hiện quản lý và sử dụng chứng thư số để ký số văn bản điện tử theo đúng Quyết định số 67/2016/QĐ-UBND ngày 28/9/2016; Cổng thông tin điện tử tỉnh năm 2017 được xếp thứ 4/63; năm 2018 xếp hạng 07/63 tỉnh, thành phố; Tất cả các đơn vi ̣ đều có Cổng thông tin thành phần và đã được nâng cấp lên phiên bản mới nhất Portal 8.5. Số lượng truy cập vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh từ tháng 12/2018 đến nay trên 5 triệu truy cập; Tỉnh đang thiết lập hệ thống đăng nhập 01 lần, để thuận tiện cho CBCCVC thuận tiện trong đăng nhập, sử dụng các hệ thống phần mềm trên địa bàn tỉnh; Từng bước xây dựng và thiết lập CSDL người dùng tham gia giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh; Toàn tỉnh có 14 điểm cầu Hội nghị truyền hình trực tuyến, phục vụ công tác Hội nghị truyền hình trực tuyến từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện. Nhiều địa phương đã đầu tư hệ thống đến cấp xã; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; Đã triển khai thử nghiệm hệ thống báo cáo, tổng hợp dữ liệu động cho 8 sở, ngành và 4 UBND huyện. Hệ thống có khả năng liên thông từ UBND tỉnh đến các Sở, ngành, UBND huyện/thị xã/thành phố, đồng thời kết nối liên thông với hệ thống Báo cáo Quốc gia khi Chính phủ triển khai chính thức; Đã triển khai chính thức hệ thống phòng họp không giấy (e-Cabinet) cho 6/11 huyện, thị xã, thành phố và Sở Thông tin và Truyền thông; đang tiếp tục triển khai tại văn phòng UBND tỉnh và Hội đồng Nhân dân tỉnh. Ứng dụng Hệ thống Phòng họp không giấy giúp các đơn vị sử dụng giảm bớt chi phí in ấn tài liệu, tăng hiệu suất thảo luận và giúp đạt được mục tiêu của cuộc họp nhanh chóng; Đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và đạt nhiều kết quả ban đầu ở các lĩnh vực: Du lịch; Nông nghiệp; Giáo dục và Đào tạo; An ninh – Quốc phòng; Y tế; Quản lý môi trường; Quy hoạch đô thị; Giao thông vận tải; Các cơ quan đoàn thể, chính trị đều sử dụng hiệu quả các phần mềm chỉ đạo điều hành và quản lý văn bản, quản lý đoàn viên, hội viên, đánh giá thi đua, phân loại định kỳ và thống kê…
Đã kiện toàn, thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh An Giang, theo Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2019; Đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng của hệ thống.
An Giang chưa có Khu CNTT tập trung. Toàn tỉnh có 785 doanh nghiệp Công nghệ thông tin, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ.
Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra năm. Thực hiện 100% kế hoạch thanh tra năm và thanh tra đột xuất. Thực hiện tốt tiếp công dân. 100% khiếu nại tố cáo giải quyết đúng hạn định; Thực hiện đầy đủ, trách nhiệm giám định tư pháp thuộc ngành Thông tin và Truyền thông
Định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông An Giang đến năm 2025:
Đẩy mạnh thông tin, truyền thông đưa Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2021 - 2025 vào cuộc sống, tạo đồng thuận xã hội, tạo khát vọng vươn lên, khát vọng làm giàu. Nắm bắt và biết hành động, ứng xử thông minh trong cuộc CN4.0, hướng đến mục tiêu kinh tế phát triển, xã hội an toàn, an ninh, thông minh, văn minh và đáng sống; Đến năm 2025, 100% Đài Truyền thanh cấp huyện và 100% đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông vào quản trị và vận hành hệ thống truyền thanh (Truyền thanh thông minh); 100% các xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin thiết yếu cho nhân dân ở tuyến cơ sở; Phấn đấu 100% các cơ quan báo chí trong tỉnh đảm bảo tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy hoạch sắp xếp các cơ quan báo chí và cơ chế đặt hàng; 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thường xuyên sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin hoạt động, chuyển tải thông tin, tuyên truyền; Các hệ thống thông tin ở tuyến cơ sở được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại, cơ chế hoạt động đồng bộ, hiệu quả đáp ứng yêu cầu truyền thông và phục vụ tốt nhu cầu thông tin của nhân dân ở cơ sở; Tỉ lệ hộ xem được Đài truyền hình Việt Nam đạt 100%; Tỉ lệ hộ nghe được Đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%; Tỉ lệ hộ có phương tiện nghe, nhìn đạt 100%; Tỉ̉ lệ phủ sóng khu dân cư của hệ thống truyền thanh cơ sở đạt 90%.
Đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính, tăng trưởng hàng năm duy trì trên 20%; Quang hoá đến hộ gia đình, phát triển mạng di động tốc độ cao (3G, 4G, thử nghiệm 5G…) phủ kín địa bàn dân cư, đáp ứng yêu cầu kết nối của đô thị thông minh, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; Tăng trưởng bình quân nhiệm kỳ trên 15%; Hầu hết người dùng sử dụng thiết bị thông minh, sử dụng nhiều ứng dụng và các dịch vụ cơ bản của xã hội điện tử; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
100% dịch vụ công phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh được xác thực điện tử; Trên 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4/tổng số hồ sơ đạt từ 40% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; Trên 95% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 85% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Chính quyền số An Giang trong nhóm 15 các tỉnh, thành cả nước; Trên 50% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; Hầu hết công chức, viên chức, viên chức (CBCCVC) thanh toán các dịch vụ công cộng bằng thanh toán điện tử; Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử; Hầu hết các cuộc họp được thực hiện không giấy tờ (phòng họp không giấy); 100% các điểm du lịch, các khu dịch vụ công cộng, các cơ quan nhà nước cung cấp hệ thống wifi công cộng miễn phí phục vụ nhu cầu kết nối của người dân, du khách; Ứng dụng trong công tác quản lý, quảng bá hình ảnh địa phương phục vụ chiến lược phát triển du lịch của tỉnh; Trên 70% các trường học triển khai mô hình trường học thông minh, ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập; 100% các trường trung học cơ sở trở lên có phổ cập kiến thức tin học ứng dụng, tin học sáng tạo, an toàn – an ninh thông tin; Bệnh viện ứng dụng: Bệnh án điện tử, thanh toán điện tử, đăng ký khám chữa bệnh qua mạng viễn thông – công nghệ thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân và quản lý y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; 100% thông tin quy hoạch được cập nhật, công bố, công khai cho người dân trên cổng thông tin, hệ thống công bố thông tin; Đa số các trung tâm mua sắm cung ứng dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt; Đa số các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn ứng dụng công nghệ trong quản lý, giao dịch và thanh toán điện tử;
100% cán bộ công chức, viên chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước được tuyên truyền, cập nhật kiến thức an toàn – an ninh thông tin; Thiết lập Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng địa phương, tập trung 3 nhiệm vụ cơ bản: Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh thông tin trên không gian mạng. Hướng đến xã hội điện tử phát triển, an toàn, an ninh, lành mạnh; Phấn đấu 100% máy tính được trang bị phần mềm diệt virut có bản quyền; Hàng năm, tổ chức diễn tập, cập nhật kiến thức an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT; Doanh thu công nghệ thông tin tăng bình quân hàng năm trên 15%; Thành lập khu công nghệ thông tin tập trung;
DHV


Ngày 23/12/2004, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 2821/2004/QĐ-UB-NV thành lập Sở Bưu chính, Viễn thông An Giang, và được công bố vào ngày 14/7/2005 với sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh - Nguyễn Hoàng Việt. Chỉ định, bổ nhiệm Ban Giám đốc gồm 02 đồng chí: Trương Minh Thuần - Giám đốc, Lý Chí Thành - Phó Giám đốc; Tổng số biên chế được duyệt của Sở (gồm cả Trung tâm) là 30 người. Bước đầu thành lập Văn phòng sở và các tổ công tác, sau đó, hình thành các phòng, đơn vị trực thuộc Sở gồm: Thanh tra Sở, Văn phòng Sở, phòng Kế họach - Tổng hợp, phòng Bưu chính - Viễn thông, phòng Công nghệ thông tin, Trung tâm dịch vụ công nghê thông tin và truyền thông; Chi bộ có 5 đảng viên do đồng chí Lý Chí Thành làm Bí thư; Công đoàn do đồng chí Phan Thanh Hải làm Chủ tịch và Chi đoàn do đồng chí Huỳnh Thanh Lợi làm Bí thư;
Ngày 11/3/2008, UBND tỉnh An Giang ban hành Quyết định số 383/QĐ-UBND, về thành lập Sở Thông tin và Truyền thông. Đồng thời bổ nhiệm đồng chí Trương Minh Thuần giữ chức vụ Giám đốc; 03 Phó Giám đốc là đồng chí Lý Chí Thành, Phan Văn Ninh và Trần Thanh Tâm; Sở có 8 đơn vị trực thuộc, gồm Văn phòng Sở, Thanh tra, 4 phòng chuyên môn và 2 Trung tâm.
Đến tháng 6/2020, tổng số cán bộ, công chức, viên chức theo biên chế là 65 người (tăng 35 người so với năm 2006). Có 07 đơn vị trực thuộc, gồm Văn phòng Sở, Thanh tra, 03 phòng chuyên môn và 2 Trung tâm (Tăng thêm Trung tâm Tin học so với năm 2006). Đảng bộ Sở được thành lập theo Quyết định số 1968-QĐ/ĐUK, ngày 13-9-2017 của Đảng ủy Khối Dân Chính Đảng An Giang. Đảng bộ có 36 đảng viên. Đảng bộ gồm 04 Chi bộ trực thuộc; Công đoàn cơ sở và Chi đoàn thanh niên Cộng sản HCM đã đạt danh hiệu xuất sắc nhiều năm.
Xây dựng và phát triển thông tin và truyền thông An Giang giai đoạn 2005 – 2020:
Năm 2005-2008, nhìn chung, hiện trạng phát triển thông tin và truyền thông của tỉnh tuy đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần tập trung khắc phục. Trước hết là hạ tầng CNTT và viễn thông còn thấp so bình quân cả nước; dịch vụ Internet phát triển song cũng bộc lộ những vấn đề xã hội quan tâm cần giải quyết; việc ứng dụng CNTT còn nhiều hạn chế; thực hiện đầu tư phát triển vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT và truyền thông...Thực trạng ấy đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ hết sức cấp bách và lâu dài đối với ngành còn quá non trẻ vừa mới ra đời.
Trải qua chặng đường 15 năm cố gắng, học tập kinh nghiệm, nỗ lực, sáng tạo, tâm huyết của tập thể lãnh đạo cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động, toàn ngành Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang đã đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh:
Tỉnh An Giang đã hoàn thành sớm việc sắp xếp các cơ quan báo chí theo đúng quy hoạch của trung ương. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 04 cơ quan báo chí địa phương đang hoạt động có giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông; 01 Văn phòng đại diện của Thông tấn xã Việt Nam và hơn 30 phóng viên thường trú của các cơ quan báo chí ngoài tỉnh đang phụ trách địa bàn; Có 08 Doanh nghiệp in được cấp giấy phép hoạt động in, in xuất bản phẩm; hơn 500 cơ sở photocopy đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trung bình hằng năm, Sở cấp hơn 100 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, tổ chức trong tỉnh phục vụ công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh An Giang; 07 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền; 06 trang thông tin điện tử tổng hợp; 01 Cổng thông tin điện tử tỉnh và 33 cổng thông tin thành phần; Cổng thông tin điện tử đã thành lập trang Fanpage trên mạng xã hội Facebook, Zalo; Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại của tỉnh tổ chức các hoạt động truyền thông đối ngoại bằng các phương thức truyền thống và hiện đại; thông tin đa dạng và toàn diện, góp phần quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương; Hàng năm, tỉnh hỗ trợ trên 2,5 tỷ cho các đơn vị cấp huyện, xã để mua sắm, sửa chữa, nâng cấp hệ thống truyền thanh; 100% Đài xã có viên chức phụ trách; Loa truyền thanh phủ sóng trên 86% địa bàn dân cư.
Doanh thu lĩnh vực Bưu chính hàng năm tăng trưởng trên 10%; có 30 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát và 256 điểm/156 xã, phường, thị trấn phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ trung bình 2,5 km, Dân số phục vụ bình quân là 7.400 người/điểm phục vụ. Chỉ tiêu báo đến các xã, phường, thị trấn trong ngày đạt 100%. Có 94 điểm Bưu điện Văn hóa xã, đạt tỷ lệ 85,3% số xã có Bưu điện Văn hóa xã; còn 23 xã chưa có điểm Bưu điện Văn hóa xã. Tăng trưởng dịch vụ và doanh thu từ logistics và thương mại điện tử trên 30%/năm.
Doanh thu lĩnh vực Viễn thông tăng trưởng khoản 7%/năm; Có 08 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực viễn thông. Có 144 điểm phục vụ dịch vụ viễn thông công cộng, đảm bảo cung cấp dịch vụ theo quy định. Có 3.010 trạm BTS với 5.146 điểm thu phát sóng thông tin di động đã phủ sóng 3G, 4G 100% địa bàn dân cư. Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G đã đạt 100% xã, thị trấn trên toàn tỉnh. Internet cáp quang tốc độ cao đã đến 100% trung tâm xã; Internet di động băng rộng phủ sóng 100% địa bàn, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ, tìm kiếm thông tin của người dân trong tỉnh. VNPT An Giang, Viettel An Giang đang đăng ký thí điểm dịch vụ 5G tại An Giang; Có 44.195 thuê bao điện thoại cố định; 1.969.596 thuê bao di động; 248.844 thuê bao băng rộng cố định; 1.259.794 thuê bao băng rộng di động; 1.145.267 thuê bao sử dụng smartphone; 1.259.794 thuê bao sử dụng smartphone có phát sinh lưu lượng data; Có 1.371.489 thuê bao internet; tỉ lệ 70 % /dân số; Tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị thông minh đạt 70 %.
An Giang xếp hạng tổng thể mức độ ứng dụng CNTT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Năm 2017 xếp thứ 8/63; năm 2018 xếp thứ 13/63; năm 2019 xếp thứ 7/63.
Đã kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước. Mạng nội bộ (LAN) đã được triển khai ở tất cả các Sở, Ban, Ngành tỉnh và UBND cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn; Tỷ lệ trung bình máy tính/cán bộ công chức (CBCC) trong tỉnh đạt trên 97%; Triển khai Quyết định số 42/2012/QĐ-UBND ngày 28/11/2012 của UBND tỉnh An Giang, Bưu điện đã tiếp nhận và trả kết quả 1.350.000 sản phẩm dịch vụ công của công dân và doanh nghiệp; Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Bưu điện đã tiếp nhận và trả kết quả 935.680 sản phẩm dịch vụ công của công dân và doanh nghiệp; 100% sở, ngành và UBND huyện, thị xã, thành phố đã ký thỏa thuận hợp tác với Bưu điện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ Bưu chính công ích và đến tận địa chỉ nhà người dân; Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh An Giang chính thức đi vào hoạt động và đã ký thỏa thuận hợp tác Bưu điện tỉnh về thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 618/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 về việc Phê duyệt khung Đề án “An Giang điện tử” giai đoạn 2019-2025, định hướng đến năm 2030; An Giang đã xây dựng trục kết nối Hệ thống phần mềm một cửa tỉnh với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi cho CBCC trong tiếp nhận và xử lý hồ sơ thủ tục hành chính; Cổng dịch vụ công trực tuyến dùng chung của tỉnh chính thức hoạt động ngày 15/10/2017 tại địa chỉ https://dichvucong.angiang.gov.vn. Đến nay, tổng số thủ tục hành chính của tỉnh là 1.968 thủ tục, tất cả đều được cung cấp dịch dịch vụ công trực tuyến. Trong đó: 737 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; 663 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 97% hồ sơ được giải quyết trước hạn và đúng hạn; Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên môi trường mạng (QLVBĐH) đã triển khai và đưa sử dụng từ năm 2010 tại 61 cơ quan Sở, Ban, ngành, Đoàn thể và các đơn vị trực thuộc, 11 UBND huyện, thị xã, thành phố và 156 UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang. Đến nay, tỷ lệ văn bản điện tử gửi, nhận giữa các CQNN trên địa bàn tỉnh đạt 97%; Đã thực hiện khai báo cấp trên 14.000 tài khoản thư điện tử cho các cơ quan, đơn vị và CBCC-VC sử dụng trao đổi công việc đúng theo Quyết định 63/2016/QĐ-UBND ngày 13/9/2016 của UBND tỉnh An Giang; 100% các cơ quan được cấp chứng thư số có văn bản giao văn thư thực hiện quản lý và sử dụng chứng thư số để ký số văn bản điện tử theo đúng Quyết định số 67/2016/QĐ-UBND ngày 28/9/2016; Cổng thông tin điện tử tỉnh năm 2017 được xếp thứ 4/63; năm 2018 xếp hạng 07/63 tỉnh, thành phố; Tất cả các đơn vi ̣ đều có Cổng thông tin thành phần và đã được nâng cấp lên phiên bản mới nhất Portal 8.5. Số lượng truy cập vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh từ tháng 12/2018 đến nay trên 5 triệu truy cập; Tỉnh đang thiết lập hệ thống đăng nhập 01 lần, để thuận tiện cho CBCCVC thuận tiện trong đăng nhập, sử dụng các hệ thống phần mềm trên địa bàn tỉnh; Từng bước xây dựng và thiết lập CSDL người dùng tham gia giải quyết thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của tỉnh; Toàn tỉnh có 14 điểm cầu Hội nghị truyền hình trực tuyến, phục vụ công tác Hội nghị truyền hình trực tuyến từ Trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện. Nhiều địa phương đã đầu tư hệ thống đến cấp xã; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước; Đã triển khai thử nghiệm hệ thống báo cáo, tổng hợp dữ liệu động cho 8 sở, ngành và 4 UBND huyện. Hệ thống có khả năng liên thông từ UBND tỉnh đến các Sở, ngành, UBND huyện/thị xã/thành phố, đồng thời kết nối liên thông với hệ thống Báo cáo Quốc gia khi Chính phủ triển khai chính thức; Đã triển khai chính thức hệ thống phòng họp không giấy (e-Cabinet) cho 6/11 huyện, thị xã, thành phố và Sở Thông tin và Truyền thông; đang tiếp tục triển khai tại văn phòng UBND tỉnh và Hội đồng Nhân dân tỉnh. Ứng dụng Hệ thống Phòng họp không giấy giúp các đơn vị sử dụng giảm bớt chi phí in ấn tài liệu, tăng hiệu suất thảo luận và giúp đạt được mục tiêu của cuộc họp nhanh chóng; Đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin và đạt nhiều kết quả ban đầu ở các lĩnh vực: Du lịch; Nông nghiệp; Giáo dục và Đào tạo; An ninh – Quốc phòng; Y tế; Quản lý môi trường; Quy hoạch đô thị; Giao thông vận tải; Các cơ quan đoàn thể, chính trị đều sử dụng hiệu quả các phần mềm chỉ đạo điều hành và quản lý văn bản, quản lý đoàn viên, hội viên, đánh giá thi đua, phân loại định kỳ và thống kê…
Đã kiện toàn, thành lập Đội ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh An Giang, theo Quyết định số 2314/QĐ-UBND ngày 25 tháng 9 năm 2019; Đảm bảo an toàn thông tin và an ninh mạng của hệ thống.
An Giang chưa có Khu CNTT tập trung. Toàn tỉnh có 785 doanh nghiệp Công nghệ thông tin, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ hoạt động trong lĩnh vực phân phối và dịch vụ.
Xây dựng, ban hành kế hoạch thanh tra năm. Thực hiện 100% kế hoạch thanh tra năm và thanh tra đột xuất. Thực hiện tốt tiếp công dân. 100% khiếu nại tố cáo giải quyết đúng hạn định; Thực hiện đầy đủ, trách nhiệm giám định tư pháp thuộc ngành Thông tin và Truyền thông
Định hướng phát triển ngành thông tin và truyền thông An Giang đến năm 2025:
Đẩy mạnh thông tin, truyền thông đưa Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ 2021 - 2025 vào cuộc sống, tạo đồng thuận xã hội, tạo khát vọng vươn lên, khát vọng làm giàu. Nắm bắt và biết hành động, ứng xử thông minh trong cuộc CN4.0, hướng đến mục tiêu kinh tế phát triển, xã hội an toàn, an ninh, thông minh, văn minh và đáng sống; Đến năm 2025, 100% Đài Truyền thanh cấp huyện và 100% đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông vào quản trị và vận hành hệ thống truyền thanh (Truyền thanh thông minh); 100% các xã, phường, thị trấn có trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin thiết yếu cho nhân dân ở tuyến cơ sở; Phấn đấu 100% các cơ quan báo chí trong tỉnh đảm bảo tự chủ kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy hoạch sắp xếp các cơ quan báo chí và cơ chế đặt hàng; 100% các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thường xuyên sử dụng mạng xã hội để cập nhật thông tin hoạt động, chuyển tải thông tin, tuyên truyền; Các hệ thống thông tin ở tuyến cơ sở được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại, cơ chế hoạt động đồng bộ, hiệu quả đáp ứng yêu cầu truyền thông và phục vụ tốt nhu cầu thông tin của nhân dân ở cơ sở; Tỉ lệ hộ xem được Đài truyền hình Việt Nam đạt 100%; Tỉ lệ hộ nghe được Đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%; Tỉ lệ hộ có phương tiện nghe, nhìn đạt 100%; Tỉ̉ lệ phủ sóng khu dân cư của hệ thống truyền thanh cơ sở đạt 90%.
Đầu tư phát triển hạ tầng bưu chính, tăng trưởng hàng năm duy trì trên 20%; Quang hoá đến hộ gia đình, phát triển mạng di động tốc độ cao (3G, 4G, thử nghiệm 5G…) phủ kín địa bàn dân cư, đáp ứng yêu cầu kết nối của đô thị thông minh, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; Tăng trưởng bình quân nhiệm kỳ trên 15%; Hầu hết người dùng sử dụng thiết bị thông minh, sử dụng nhiều ứng dụng và các dịch vụ cơ bản của xã hội điện tử; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%;
100% dịch vụ công phổ biến, liên quan tới nhiều người dân, doanh nghiệp cung cấp trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% các giao dịch trên Cổng dịch vụ công và hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh được xác thực điện tử; Trên 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4/tổng số hồ sơ đạt từ 40% trở lên; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; Trên 95% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 85% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% cơ sở dữ liệu tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; từng bước mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân và phát triển kinh tế - xã hội; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Chính quyền số An Giang trong nhóm 15 các tỉnh, thành cả nước; Trên 50% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành; Hầu hết công chức, viên chức, viên chức (CBCCVC) thanh toán các dịch vụ công cộng bằng thanh toán điện tử; Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử; Hầu hết các cuộc họp được thực hiện không giấy tờ (phòng họp không giấy); 100% các điểm du lịch, các khu dịch vụ công cộng, các cơ quan nhà nước cung cấp hệ thống wifi công cộng miễn phí phục vụ nhu cầu kết nối của người dân, du khách; Ứng dụng trong công tác quản lý, quảng bá hình ảnh địa phương phục vụ chiến lược phát triển du lịch của tỉnh; Trên 70% các trường học triển khai mô hình trường học thông minh, ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy và học tập; 100% các trường trung học cơ sở trở lên có phổ cập kiến thức tin học ứng dụng, tin học sáng tạo, an toàn – an ninh thông tin; Bệnh viện ứng dụng: Bệnh án điện tử, thanh toán điện tử, đăng ký khám chữa bệnh qua mạng viễn thông – công nghệ thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhân và quản lý y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng; 100% thông tin quy hoạch được cập nhật, công bố, công khai cho người dân trên cổng thông tin, hệ thống công bố thông tin; Đa số các trung tâm mua sắm cung ứng dịch vụ Thanh toán không dùng tiền mặt; Đa số các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn ứng dụng công nghệ trong quản lý, giao dịch và thanh toán điện tử;
100% cán bộ công chức, viên chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước được tuyên truyền, cập nhật kiến thức an toàn – an ninh thông tin; Thiết lập Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng địa phương, tập trung 3 nhiệm vụ cơ bản: Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh thông tin trên không gian mạng. Hướng đến xã hội điện tử phát triển, an toàn, an ninh, lành mạnh; Phấn đấu 100% máy tính được trang bị phần mềm diệt virut có bản quyền; Hàng năm, tổ chức diễn tập, cập nhật kiến thức an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT; Doanh thu công nghệ thông tin tăng bình quân hàng năm trên 15%; Thành lập khu công nghệ thông tin tập trung;
DHV

