Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Xây dựng nông thôn mới

Nông dân xã Lê Chánh giúp nhau phát triển kinh tế

Ngày đăng : 04/07/2017
Tác giả :
A+ A- In

Những năm qua, Phong trào nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi ( NDSXKDG ) trên địa bàn xã Lê Chánh ( thị xã Tân Châu ) không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, năm sau cao hơn năm trước, phong trào tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy tính cần cù sáng tạo, dám nghỉ dám làm, phát huy tính sáng kiến trong lao động sản xuất, từ đó nhiều hội viên nông dân giúp nhau phát triển kinh tế.

Theo Anh Trần Thanh Trung – Chủ tịch Hội nông dân xã Lê Chánh cho biết: “  Qua phát động Phong trào NDSXKDG  xã có nhiều mô hình mang lại hiệu quả và thiết thực, trong đó chủ yếu mô hình trồng màu tập trung tại ấp Phú Hữu 1 và mô hình nuôi heo an toàn sinh học của nông dân Nguyễn Tiến Đồn tại ấp Vĩnh Thạnh 1… Bên cạnh đó một số nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên như: Nông dân Nguyễn Thành Khương (ấp Vĩnh Thạnh 1), Nguyễn Minh Hoàng (ấp Vĩnh Thạnh 2), Nguyễn Hồng Kha (ấp Phú Hữu 1)…Theo đó, họ vừa sản xuất lúa kết hợp trồng rau màu, vừa chăn nuôi kết hợp mua bán nhỏ… nên thu nhập của gia đình từng bước được cải thiện tốt.

Đối với mô hình nuôi heo an toàn sinh học, nông dân Nguyễn Tiến Đồn (ấp Vĩnh Thạnh 1) cũng chia sẽ: “Sau khi tham quan học tập các trại giống và tham khảo qua nhiều tài liệu. Từ đó đầu tư chuồng trại ban đầu 170m2, lắp đặt hệ thống biogas, chọn con giống tốt… ông cho xuất chuồng khoảng trên 200 heo con mỗi năm. Chuồng trại đảm bảo vệ sinh, môi trường chăn nuôi thoáng mát, hệ thống biogas lắp đặt khép kín nên tiết kiệm đáng kể chi phí chất đốt và sử dụng thắp sáng”. Có thể nói, đây là mô hình được nhiều người tìm đến ông để tham quan học tập không chỉ có trong địa phương mà còn có các địa phương khác tìm đến ông để học tập kinh nghiệm.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Hội nông dân xã Lê Chánh phối hợp cùng các ngành chuyên môn tổ chức nhiều buổi hội thảo, tập huấn, tổ chức học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên lúa; Nông dân Nguyễn Tấn Đức (ấp Phú Hữu 2) cho biết  : “ Bản thân tôi có được như ngày hôm nay là nhờ địa phương quan tâm, nhất là Hội Nông dân xã Lê Chánh phối hợp tổ chức tập huấn, dạy nghề, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, từ đó giúp tôi có thêm kiến thức mới khi áp dụng vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế gia đình, bên cạnh đó những kiến thức tôi có được tôi còn tuyên truyền hướng dẫn giúp đỡ mọi người xung quanh tôi ”

Cùng với việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa và màu, nông dân xã Lê Chánh còn kết hợp sản xuất lúa với dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Điển hình, nông dân Trần Hải Sơn (ấp Vĩnh Thạnh 1) canh tác 1,5 héc-ta lúa và 0,5 héc-ta màu, đồng thời sắm máy kéo làm đất và vận chuyển nông sản, tạo ra mô hình sản xuất- kinh doanh hiệu quả; Nông dân Đỗ Ngân Hàng (ấp Phú Hữu 2) với mô hình vừa trồng lúa kết hợp bán vật tư nông nghiệp đồng thời anh còn giải quyết việc làm cho trên 20 lao động nông thôn.

Theo Anh: Trần Thanh Trung – Chủ tịch Hội nông dân xã Lê Chánh cho biết thêm: “ Có thể nói, trong những năm qua từ khi Phong trào NDSXKDG được triển khai và phát động sâu rộng trong hội viên nông dân, các cấp Hội trên địa bàn thị xã Tân Châu nói chung cũng như xã Lê Chánh nói riêng luôn định hướng và tạo điều kiện cho nông dân một số ngành nghề nhằm cải thiện cuộc sống vươn lên khá giàu; Riêng đối với địa bàn xã Lê Chánh, do đặc thù là xã nông thôn chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp, Hội nông dân xã luôn tập trung các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp vốn nông dân, tổ chức tập huấn các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng cho nông dân xây dựng các mô hình nhằm mang lại hiệu quả kinh tế ”.

Hữu Hậu