Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Khoa học công nghệ
(02/10/2018)

Ngày 02/10/2018, tại Phòng họp số 1, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cơ sở “Hoàn thiện quy trình nhân giống cây khóm Caten bằng phương pháp nuôi cấy mô” do ThS. Nguyễn Ngọc Giàu làm chủ nhiệm và Cơ quan chủ trì là Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang.

Thành phần tham dự Hội đồng gồm có ThS. Trương Kiến Thọ – Phó Giám đốc Sở KH&CN làm chủ tịch Hội đồng và các thành viên là đại diện Phòng Kinh tế - Văn phòng UBND tỉnh An Giang, Trường Đại học An Giang, Trung tâm Giống cây trồng và Vật nuôi – Sở NN&PTNT, …

Mục tiêu của nhiệm vụ là tìm ra môi trường tối ưu để nhân nhanh giống khóm bằng phương pháp nuôi cấy mô.

Nội dung nghiên cứu về thời gian và nồng độ khử trùng thích hợp đối với mẫu cây khóm; Nghiên cứu ảnh hưởng của BA kết hợp với NAA lên sự sinh trưởng và khả năng nhân chồi của cây khóm ở giai đoạn nhân nhanh; Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA lên sự hình thành rễ của cây khóm.

Kết quả thực hiện các thí nghiệm tại Phòng Công nghệ sinh học của Trung tâm Công nghệ sinh học tại xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang đạt được như sau:

- Thời gian khử trùng kép là (25’ + 20’) kết hợp với tỉ lệ chất khử trùng Javen : nước là 1:1 cho tỉ lệ mẫu sống 60% là tối ưu nhất trong các nghiệm thức.

- Mốc thời gian lý tưởng cho nhân nhanh chồi là 4 tuần, hệ số nhân chồi cao nhất là 6 tuần đối với nghiệm thức 1 (NAA 0,5mg/l và BA 1,0mg/l) với hệ số nhân chồi là 8,2 chồi/mẫu, trung bình chiều cao chồi là 6,36, tỉ lệ hình thành chồi là 100%, chất lượng chồi to, khỏe và xanh.

- Nghiệm thức không bổ sung NAA thu được chiều dài rễ là tối ưu nhất so với 3 nghiệm thức có bổ sung NAA. Sau 4 tuần trên môi trường không bổ sung NAA, chiều dài rễ đật 5,06mm, với hệ số nhân chồi thấp nhất trong 4 nghiệm thức, đồng thời chất lượng rễ khỏe và có phân nhánh.

- Sản phẩm cuối cùng là 500 cây khóm được nuôi trong phòng cấy mô 8 tuần tuổi và đưa ra vườm ươm để theo dõi tỷ lệ sống trong thời gian 5 tuần thì kết quả cho thấy cây sống đạt tỷ lệ 85%.

Sau khi nghe chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày kết quả đạt được cho thấy chủ nhiệm nhiệm vụ đã thực hiện đạt được yêu cầu của đề cương đặt ra, nhưng cần phải bổ sung thêm phần tổng quan tài liệu tham khảo có liên quan đến cây khóm ở Đồng bằng sông Cửu Long và của An Giang đang sử dụng là loại giống nào? Nói rõ lý do tại sao không sử dụng nguồn vật liệu giống ban đầu ở Long An hoặc Hậu Giang và phải lấy ở Lâm Đồng; Quy trình cơ bản của tác giả nào bổ sung vào. Và sản phẩm cuối cùng là một quy trình nhân giống cây khóm Cayen bằng phương pháp nuôi cấy mô hoàn chỉnh, đề nghị tác giả bổ sung quy trình hoàn chỉnh và quy trình này có những thay đổi gì so với quy trình cơ bản mà ban đầu tác giả đưa ra,… Chủ nhiệm nhiệm vụ tiếp thu và bổ sung thêm các ý kiến đóng  góp của Hội đồng và Kết quả bỏ phiếu chấm chọn của Hội đồng thống nhất nghiệm thu với kết quả đạt loại khá.

Tiếp Thu

Trang1 trong 23
2
trong 23
3
trong 23
4 trong 23
5 trong 23
6 trong 23 7 trong 23 8 trong 23 9 trong 23 10 trong 23 ... 23 trong 23

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn