Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Khoa học công nghệ
(08/06/2018)

Thời gian qua, huyện An Phú đã quan tâm tập trung chủ yếu thực hiện sản xuất kinh doanh thuộc các nhóm sản phẩm nông nghiệp được quy hoạch theo hướng ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đối với nhà đầu tư là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã (theo điều 2, mục 2 Quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp theo Nghị quyết số 40/2016/NQ-HĐND ngày 09/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh).

Theo quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, toàn tỉnh có 08 nhóm sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, huyện An Phú tổ chức triển khai thực hiện được 05/08 nhóm sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn huyện, bao gồm:

Nhóm sản phẩm lúa- gạo, nhóm sản phẩm rau màu, nhóm sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu, nhóm sản phẩm thủy sản và nhóm sản phẩm chăn nuôi.

Nhìn chung tình hình phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện bước đầu cho thấy sự thay đổi cơ bản về nhận thức của nông dân đối với các sản phẩm nông nghiệp sạch. Những tiến bộ khoa học và công nghệ được áp dụng vào sản xuất; cơ chế, chính sách của tỉnh được đổi mới góp phần tái cơ cấu lại nền nông nghiệp của huyện nhà, tạo tiền đề và là cơ sở vững chắc đưa các sản phẩm nông nghiệp nâng lên cả về lượng và chất.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay đó là nuồn lực phục vụ cho việc tổ chức thực hiện cũng rất hạn chế, nhất là nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, ... Chi phí đầu tư ban đầu cho các mô hình phát triển nông nghiệp ƯDCNC đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, Chính sách kích cầu về vốn lại quá nhiều ràng buộc nên không đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của nông dân và doanh nghiệp.

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần phải có thời gian để chuyển biến, đổi mới tập quán canh tác, tập quán sản xuất, kinh doanh của nông dân và doanh nghiệp trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Phát triển NNƯDCNC, ngoài vốn lớn cần phải có đất đai với quy mô lớn. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ gây khó khăn trong công tác quy hoạch vùng sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao không ổn định. Chưa có được sự đồng thuận, nhất quán giữa nông dân và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị liên kết sản xuất – tiêu thụ. Đầu ra của sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao không ổn định trong khi chi phí đầu tư có chiều hướng ngày càng tăng. Phát triển vùng sản xuất lúa an toàn sinh học còn gặp nhiều khó khăn, nông dân đã qua tập huấn, nắm được quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn nhưng chưa được liên kết tiêu thụ từ đó không mở rộng ra được. 

Việc tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ cho các nhóm sản phẩm theo Nghị quyết 40/NQ-HĐND chưa được cụ thể hoá. Thực tế cho thấy trong thời gian qua việc sản xuất theo mô hình ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là rất ít, chỉ mang tính chất triển khai dự án từ ban đầu nhưng chưa có giải pháp hỗ trợ lâu dài.

Cánh đồng lớn gặp nhiều bất cập, thực hiện với quy mô nhỏ lẻ chưa mang lại hiệu quả cao chưa thực sự thu hút được các doanh nghiệp và các nhà đầu tư bởi diện tích sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Ngoài ra nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro nên việc thu hồi vốn chậm. Cơ chế chính sách cho NNƯDCNC với thủ tục rườm rà là rào cản đối với doanh nghiệp, cá nhân trong việc đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay huyện có một nhà màng nhà lưới đã xuống cấp không thể khôi phục được; một số liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân không còn, do thu hẹp diện tích liên kết; các nhà trồng nấm nhưng hoạt động do đầu ra sản phẩm không ổn định và sản phẩm chưa được bao tiêu lâu dài.

Theo ông Mai Minh Hùng, Chủ tịch UBND huyện An Phú cho biết, trong thời gian tới đây huyện An Phú tiếp tục định hướng và thực hiện phát triển 08 nhóm sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được UBND tỉnh phê duyệt là: (1) Nhóm sản phẩm lúa –gạo; (2) nhóm sản phẩm nấm ăn, nấm dược liệu; (3) nhóm sản phẩm chăn nuôi; (4) nhóm sản phẩm nuôi trồng thủy sản; (5) nhóm sản phẩm rau màu; (6) nhóm sản phẩm cây ăn quả; (7) nhóm sản phẩm hoa và cây kiểng; (8) nhóm sản phẩm bảo tồn và phát triển cây dược liệu.

Đồng thời trong năm nay địa phương cũng sẽ phát triển thêm nhóm sản phẩm cây ăn quả. Quy hoạch vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, áp dụng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn VietGap, bảo đảm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu của các doanh nghiệp đã ký kết tiêu thụ sản phẩm tại khu vực Khánh Bình, Khánh An và Thị trấn Long Bình.

Bên cạnh đó, trong thời gian tới tỉnh cần xem xét bổ sung các chính sách đầu tư xây dựng mô hình sản xuất Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông thoáng, có cơ chế thuận lợi hạn chế ràng buộc để các tổ chức, các hợp tác xã, các tổ hợp tác, người nông dân người tham gia dự án 08 nhóm sản phẩm được tiếp cận được chính sách hỗ trợ vốn theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh./.

Nguyễn Hùng

Trang1 trong 14
2
trong 14
3
trong 14
4 trong 14
5 trong 14
6 trong 14 7 trong 14 8 trong 14 9 trong 14 10 trong 14 ... 14 trong 14

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn