Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Khoa học công nghệ
(12/03/2019)

Ngày 07/3/2019, tại phòng họp số 4, Trường Đại học An Giang tổ chức hội đồng nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KH&CN cơ sở “Khảo sát hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase của một số cây thuốc ở An Giang trong điều trị bệnh Alzheimer” do ThS. Lê Minh Tuấn làm chủ nhiệm và cơ quan chủ trì là Trường Đại học An Giang. Hội đồng do PGS.TS. Võ Văn Thắng – Hiệu trưởng trường làm chủ tịch Hội đồng và các ủy viên là đại diện Sở KH&CN, các giảng viên chuyên ngành công nghệ sinh học và hóa hữu cơ,...

Qua thời gian nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase (AChE) của 40 cây dược liệu tại vùng Bảy Núi đã thu hái và định danh (tỏi, nha đam, ngải cứu, ngải bún, cúc dại, trà xanh, ớt rừng, dừa cạn, xạ đen, cơm nguội, rau má, vỏ bưởi, mần ri, bạch đằng, hoàng đằng, long đờm, thìa canh, dây cứt quạ, giảo cổ lam, bí kì nam, chè lá vằng, trâm ổi, gối hạc, ô dước, húng lủi, dâu tằm, huỳnh bá, hoa mộc, của sắn, húng chanh, lựu, thuốc dòi, trầu bà, cà gai leo, cà tàu, sài đất, thổ hoàng liên, mật gấu, gừng). Từ 40 mẫu cao chiết MeOH trích ly đã sàng lọc hoạt tínhức chế enzyme AchE trên mô hình invitro. Kết quả cho thấy 35 mẫu cao đều có hoạt tính ức chế enzyme AchE tại nồng độ 100µg/mL, trong đó có 13 mẫu cao có giá trị IC50 < 100µg/mL, 04 mẫu cao có hoạt tính mạnh nhất đó là hoàng đằng (IC50 = 0.36µg/mL), thổ hoàng liên (IC50 = 1.90µg/mL), dâu tằm (IC50 = 2.22µg/mL) và rau má (IC50 = 4.48µg/mL). Từ những kết quả này nhằm định hướng cho việc nghiên cứu ứng dụng trong ngành dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp đặc biệt là sản xuất các loại dược liệu trong việc điều trị bệnh Alzhemer. 

 

Nhận xét của các thành viên Hội đồng đánh giá cao kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu với thời gian ngắn mà cho ra kết quả rất nhiều. Nhưng để cho  Báo cáo tổng kết của tác giả đầy đủ hơn đề nghị nhóm thực hiện bổ sung và chỉnh sửa thêm một số ý như: Bổ sung danh sách 40 cây thu thập được ở vùng bảy núi là địa điểm nào để minh chứng cho việc thu mẫu, xem lại có một số cây trùng tên với nhau. Đề nghị viết lại cho rõ vùng bảy núi là gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, chứ không phải Tịnh Biên không; làm rõ được nội dung khuyến cáo trong điều trị bệnh Alzheimer; thảo luận dựa trên kết quả đạt được; ghi rõ tên của từng loại cây thuốc sưu tập trong tự nhiên hay là người dân trồng, đề nghị nói rõ thêm phần ứng dụng kết quả sau nghiệm thu chuyển giao cho Trung tâm Công nghệ sinh học và Hội đông y như thế nào? Đồng thời bổ sung phương án triển khai ứng dụng trong thời gian tới như thế nào; …

Chủ nhiệm nhiệm vụ tiếp thu và bổ sung thêm các ý kiến đóng góp của Hội đồng và Kết quả bỏ phiếu chấm chọn của Hội đồng thống nhất nghiệm thu với kết quả đạt loại khá./.

Tiếp Thu

Trang... 22 trong 22
4
trong 22
5
trong 22
6 trong 22
7 trong 22
8 trong 22 9 trong 22 10 trong 22 11 trong 22 12 trong 22 13 trong 22 ... 22 trong 22

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn