Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Khoa học công nghệ
(04/04/2019)

Di sản văn hóa Hán Nôm bao gồm những tài liệu viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, trước khi có các văn bản ghi bằng chữ quốc ngữ. Di sản Hán Nôm ra đời trong thời kỳ nền học thuật ở Việt Nam chưa có sự phân ngành một cách triệt để, mà nó có tính tổng hợp, đa ngành như cách nhìn của các nhà khoa học xã hội là “ Văn, sử, triết bất phân”. Các tài liệu Hán Nôm ghi lại quá trình dựng nước và giữ nước, cũng như đời sống văn hóa, xã hội của các dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử.

Theo kết quả nghiên cứu của giới Hán Nôm thì chữ Hán đã được sử dụng ở nước ta từ trước Công nguyên, sau đó không lâu chữ Nôm xuất hiện để ghi tên người, tên cây cỏ và sản vật nước Nam. Chữ Nôm là chữ Quốc ngữ ở Việt Nam vào thế kỷ thứ X đến khi chữ La tinh thay thế cho chữ Nôm vào năm 1920. Chữ Nôm là loại văn tự được xây dựng trên cơ sở sử dụng các ký hiệu văn tự Hán đọc theo cách đọc Hán – Việt, để ghi tiếng Việt…Đây là loại chữ do cha ông ta sáng tạo ra, góp phần vào hoạt động nghiên cứu lịch sử chữ viết và tiếng Việt. thông qua nội dung các tài liệu sưu tầm được, của các nhà nghiên cứu, đã khẳng định chữ Nôm ra đời đánh dấu một bước phát triển quan trọng của nền văn hóa dân tộc trên con đường chống giặc ngoại xâm và giành độc lập tự chủ.

Tài liệu Hán Nôm ở các di tích lịch sử văn hóa và trong các tầng lớp dân cư là nguồn sử liệu chữ viết rất đa dạng và phong phú. Như chúng ta đã biết, di tích lịch sử văn hóa của người Việt là những dấu tích, vết tích hoạt động của con người trong quá trình lịch sử dân tộc  qua các triều đại phong kiến. Các di tích hiện còn của người Việt ở địa phương An Giang , hầu hết có niên đại từ thời chúa Nguyễn trở lại đây. Trong các di tích lịch sử văn hóa, các nhà khoa học đã khai thác nhiều thông tin thông qua nguồn sử liệu từ Hán – Nôm, góp phần nghiên cứu nhiều vấn đền lịch sử có liên quan đến nhiều ngành khoa học như: sử học, dân tộc học, kiến trúc, quân sự, địa lý, tôn giáo v.v

Tư liệu Hán – Nôm ở An Giang cũng phong phú và đa dạng, gồm có: sắc phong, bằng cấp, đinh bạ, điền bạ, trát văn – trình bẩm, gia phả, khế ước, đơn khai, văn cúng tế, sách thuốc, di chúc, thơ ca, hò vè, nhật ký, tuồng, thơ, văn…Ngoài ra còn có văn bia, văn chuông, hoành phi, câu đối, mộc bản. Có thể nói Liễn đối Hán – Nôm tại các di tích là những duy sản vật thể quý giá cần được bảo tồn và phát huy hết giá trị của nó. Bởi vì nội dung của những duy vật này chính là tâm huyết của người xưa muốn để lại cho con cháu và nhắc nhở cho con cháu phải luôn biết trân trọng những giá trị truyền thống quý báu trong cuộc sống, ý muốn khuyên con người phải biết giữ vững lòng mình trước mọi biến chuyển của xã hội, không nên để những thói xấu ở đời nhiễm đến ta, phải biết vững lòng trước mọi thách thức. Các câu đối, hoành phi  được người dân lưu giữ tại các miếu, đình, chùa tôn vinh những bậc tiền nhân đã có nhiều công lao trong việc khai khẩn và đấu tranh bảo vệ sự yên lành cho người dân vùng biên giới Tây Nam.

Di sản văn hóa Hán Nôm là một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sản văn hóa của địa phương và dân tộc Việt Nam. Tài liệu Hán Nôm là mối dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại, lưu giữ cho thế hệ tương lai chiều dài lịch sử về bản sắc văn hóa dân tộc tong quá khứ. Tuy nhiên, thời gian và các cuộc chiến tranh đã và đang là những nguy cơ làm hư hỏng, thất thoát, hao mòn dần nguồn tài liệu cổ xưa, hiếm quý này. Chúng ta cần phải giữ gìn, bảo tồn văn hóa Hán Nôm của ông cha cho thế hệ mai sau.

Trong những năm qua, việc biên dịch, biên khảo, nghiên cứu Hán – Nôm đã để lại cho văn hóa địa phương và dân tộc một số công trình nghhiên cứu, bảo quản, lưu giữ là cơ bản. Việc sưu tập, nghiên cứu, khẳng định tiềm năng và giá trị của di sản ăn hóa Hán Nôm ở An Giang đã được một số nhà nghiên cứu đặt ra nhưng chưa được giải quyết toàn diện, có hệ thống và quy mô   chưa tương xứng với nguồn tài liệu Hán - Nôm vốn có của địa phương còn được lưu giữ trong dân được các dòng tộc, tộc họ và ở các di tích lịch sử văn hóa gìn giữ, bảo quản trên 300 năm.

Xuất phát từ nhu cầu của các Sở ngành liên quan của tỉnh An Giang đề xuất ý tưởng. Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu, sưu tập di sản Hán Nôm An Giang phục vụ bảo tồn văn hoá và phát triển du lịch” do trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện và Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Kim Châu là chủ nhiệm nhiệm vụ (Quyết định số 303/QĐ-UBND ngày 23/01/2017 của UBND tỉnh An Giang) với mong muốn Sưu tập, hệ thống hóa và phiên dịch di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh An Giang và những tư liệu được lưu trữ ngoài địa bàn tỉnh nhưng có nội dung quan trọng viết về An Giang; Đánh giá xếp hạng di sản Hán Nôm An Giang là cơ sở cho việc xây dựng tuyến điểm và Việc sưu tập, nghiên cứu, khẳng định tiềm năng và giá trị của di sản ăn hóa Hán Nôm ở An Giang đã được một số nhà nghiên cứu đặt ra nhưng chưa được giải quyết toàn diện, có hệ thống và quy mô  các sản phẩm du lịch; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác du lịch các diểm đến gắn với di sản Hán Nôm; Nghiên cứu đề xuất phương án bảo tồn và phát huy di sản Hán Nôm, phục vụ công tác quảng bá, phát triển du lịch tại An Giang; Nghiên cứu đánh giá giá trị lịch sử của tỉnh An Giang xưa thông qua tư liệu Hán Nôm sưu tầm được trong cũng như ngoài tỉnh; Biên soạn tập tư liệu Hán Nôm của tỉnh An Giang phục vụ công tác quản lý, bảo tồn, nghiên cứu và giảng dạy cho các cơ quan quản lý văn hóa, trường đại học, các nhà nghiên cứu,…Hiện tại, nhiệm vụ đã hoàn thành các nội dung nghiên cứu đã được nghiệm thu nội bộ và trước khi ra Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh để chuẩn bị nghiệm thu chính thức.

Qua đó, phổ biến, tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa, những ước vọng, gửi gắm của người xưa qua di sản Hán Nôm hiện tồn tại tại trên địa bàn tỉnh An Giang thông qua những ấn phẩm di sản tiêu biểu đó. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về bảo tồn, phát huy giá trị ăn hóa của di sản Hán Nôm trên địa bàn tỉnh An Giang./.

   Lê Thái Định

Trang... 23 trong 23
5
trong 23
6
trong 23
7 trong 23
8 trong 23
9 trong 23 10 trong 23 11 trong 23 12 trong 23 13 trong 23 14 trong 23 ... 23 trong 23

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn