Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Xây dựng nông thôn mới
(18/07/2018)

Những năm qua, việc thưc hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy An Giang về Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, qua thực tế cho thấy giúp nông dân tiết kiệm được các loại chi phí từ khâu xuống giống đến khâu thu hoạch, đồng thời tăng năng suất, tăng lợi nhuận, ổn định cuộc sống.

Không giấu được sự phấn khởi từ hiệu quả của chương trình 3 giảm 3 tăng (3G3T), 1 phải 5 giảm (1P5G) đem lại, anh Nguyễn Văn Ca, ấp Phú Hữu 2, xã Lê Chánh, TX Tân Châu phấn khởi: “ Trước đây, do chưa nắm được kỹ thuật, lại muốn có năng suất cao nên tôi thường sạ dày, bón nhiều phân. Bình thường không thấy rõ tác hại, đến khi gặp thời tiết bất lợi, sâu bệnh thường hay tấn công rất mạnh, cuối vụ năng suất, lợi nhuận không cao. Từ khi thấy được hiệu quả của việc áp dụng 3G3T, 1P5G, không chỉ giúp nông dân chúng tôi tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn giúp cây trồng phát huy tối ưu về thể chất, năng suất, đặc biệt là hạn chế sâu bệnh trong thời tiết bất lợi như hiện nay”.

Là một xã nông thôn, chủ yếu làm kinh tế nông nghiệp, thuộc 2 vùng bờ Bắc và bờ Nam kênh Vĩnh An. Trong canh tác lúa muốn đạt hiệu quả, phải sử dụng giống lúa nguyên chủng xác nhận, áp dụng tốt chương trình 1P5G, 3G3T, sử dụng công cụ kéo hàng… Qua thời gian áp dụng, hiệu quả thấy rõ nhất là chi phí sản xuất thấp, lúa ít sâu bệnh, năng suất tăng cao… giúp kinh tế nông hộ nâng lên rõ rệt.

Nói về hiệu quả trong canh tác lúa, anh Chung Đức Thắng- kỹ thuật viên nông nghiệp của xã cho biết: “ Để áp dụng có hiệu quả những tiến bộ kỹ thuật như 1P5G, 3G3T, bà con nông dân phải thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản: trồng và chăm sóc cây khỏe, thăm đồng thường xuyên để nắm được những diễn biến về sinh trưởng phát triển của cây trồng, tình hình dịch hại, thời tiết, đất, nước... để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra nông dân còn phải hiểu biết kĩ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng để tuyên truyền cho nhiều nông dân khác, phòng trừ dịch hại tùy theo mức độ sâu bệnh ở từng giai đoạn để sử dụng thuốc hóa học hợp lý và đúng kỹ thuật”. 

Đối với chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa, những năm qua Hội nông dân xã Lê Chánh phối hợp cùng Trạm bảo vệ thực vật thị xã tổ chức nhiều lớp tập huấn, thực hiện mô hình trình diễn tại 04 ấp trên địa bàn xã, với phương châm vừa học lý thuyết kết hợp thực hành trên đồng ruộng nhằm giúp nông dân nắm vững kiến thức về quy trình canh tác lúa. “ Từ khi tham quan học tập mô hình và tham dự các lớp tập huấn về chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa, tôi rất phấn khởi khi thấy hiệu quả kinh tế mang lại cao, giúp tiết kiệm được các loại chi phí như: giảm lượng giống gieo sạ, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng phân bón, giảm nước ” – nông dân Nguyễn Văn Đực chia sẽ.

Hữu Hậu

Trang1 trong 1

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn