Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Khoa học công nghệ trong nước
(30/10/2019)

Để không bị nhầm lẫn giữa khái niệm khởi nghiệp, lập nghiệp và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chúng ta cần phải hiểu rõ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là khởi nghiệp từ những ý tưởng mới, những mô hình mới, những kết quả khoa học công nghệ mới, sau đó nhanh chóng phát triển thành doanh nghiệp để đủ sức cạnh tranh toàn cầu và được đầu tư nhanh chóng. Các nước có hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo rất thành công là do họ tạo được văn hoá chấp nhận thất bại: những doanh nghiệp nào càng thất bại nhiều, càng được lựa chọn đầu tư trong phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay khung chính sách cho đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của nước ta vẫn đang ở giai đoạn manh nha dù vẫn thúc đẩy được cho hoạt động đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hiện nay, hoạt động tài trợ cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới chỉ dừng lại ở các hoạt động nghiên cứu phát triển,  các hoạt động khác như tìm hiểu thị trường hoặc hỗ trợ kinh phí ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư... thì chưa có. Bên cạnh đó, những công cụ, mô hình đầu tư như sàn giao dịch gọi vốn cộng đồng hoặc sàn IPO cho khởi nghiệp, những chính sách đảm bảo rủi ro cho nhà đầu tư thiên thần.... cũng chưa có”.

Mặc dù hiện nay, các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư thiên thần vẫn rót vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tuy nhiên giá trị đầu tư chưa lớn. Vì vậy, để có thể phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có giá trị tỷ USD như các nước trong khu vực thì phải có những mô hình đầu tư được nhà nước công nhận và đảm bảo rủi ro.

Chia sẻ tại Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đối với nền kinh tế Việt Nam, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo là chìa khóa để doanh nghiệp đủ tiềm lực vươn ra biển lớn, và khẳng định Việt Nam có nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ khởi nghiệp, Chính phủ cần tạo thể chế pháp luật, nhân lực, thị trường cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, cụ thể là phê duyệt  Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” do Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất tại Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18-5-2016. Từ đó, phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam được khơi dậy với sự vào cuộc của hầu hết các bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Số lượng và chất lượng của các startup được cải thiện rõ rệt thông qua số lượng cũng như giá trị đầu tư trên mỗi thương vụ  nhưng  hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế.

 + Vai trò của các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ còn mờ nhạt.

+ Yếu tố đổi mới sáng tạo chưa được doanh nghiệp chú trọng.

+Các doanh nghiệp lớn chưa có các hoạt động gắn kết, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các startup trong nước.

+ Vai trò Nhà nước còn mờ nhạt trong việc dẫn dắt, kết nối Nhà nước - doanh nghiệp - trường đại học.

Phần lớn các startup của Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, phát triển kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số chứ chưa thật sự là các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Innovation Driven Enterprise Startup) đúng nghĩa và được đánh giá là thiếu tính bền vững, với tỷ lệ “chết” lên đến 90% trong ba năm đầu tiên. Điều này cho thấy, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam mặc dù đã phát triển và tiến bộ nhưng cần chiến lược và chiến thuật đúng đắn.

Việc phát triển một hệ sinh thái khởi nghiệp bao gồm Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp và các trường đại học với sự tham gia của sinh viên, giảng viên sẽ là một phương thức phát triển toàn diện nhất.  Để thực hiện điều này thì vai trò tiên phong của các trường đại học là  cung cấp cho xã hội những nhân tố được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng cao.

Theo đó, Nhà nước phải định hướng rõ việc khởi nghiệp gắn liền với đổi mới sáng tạo thông qua chính sách hỗ trợ cụ thể cho ngành giáo dục, khoa học công nghệ,  xuống tới các trường đại học, trung tâm nghiên cứu,  tránh làm theo phong trào “nhà nhà khởi nghiệp, ngành ngành khởi nghiệp”.  

Sự liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất phát từ chính nhu cầu của các doanh nghiệp sẽ là chất xúc tác phát triển quá trình đổi mới sáng tạo một cách thiết thực và hiệu quả. Để phát triển được nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sự sáng tạo, đặc biệt là các tài năng trẻ từ các trường đại học, viện nghiên cứu, đồng thời có chính sách đặc biệt để hỗ trợ họ phát triển ý tưởng sáng tạo trở thành sản phẩm thương mại hóa.

Mặt khác, theo các chuyên gia, hiện chúng ta đang quá quan tâm đến việc kéo các quỹ đầu tư lớn về Việt Nam nhưng việc này chưa thật cần thiết vì số lượng các startup khởi nghiệp sáng tạo đúng nghĩa còn rất ít.  Chúng ta đang cần nguồn vốn cho giai đoạn khởi đầu từ Nhà nước, doanh nghiệp hay các nhà đầu tư thiên thần cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việc Chính phủ ban hành  khung  cơ chế chính sách cụ thể, rõ ràng cho đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ thúc đẩy được hoạt động đầu tư, thu hút được nguồn vốn cho hoạt động này

Có như thế khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mới có thể phát triển bền vững, đóng góp công sức cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam một cách thiết thực và hiệu quả.

NV

Trang1 trong 14
2
trong 14
3
trong 14
4 trong 14
5 trong 14
6 trong 14 7 trong 14 8 trong 14 9 trong 14 10 trong 14 ... 14 trong 14

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn