Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Hoạt động Sở, Ngành
(30/03/2017)

Sáng ngay 29/3/2017, tại Hội trường Khách sạn Kim Đô (133 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM). Dự án "Xây dựng Chuỗi cung ứng cá Tra bền vững tại Việt Nam" tổ chức Lễ Tổng kết dự án. Dự án do UB Châu Âu (EC) tài trợ gồm 4 đối tác: Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF-Việt Nam và WWF-Áo), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Thời gian Dự án từ tháng 3/2013 đến 3/2017. Dự án nhằm hỗ trợ các hộ nuôi, doanh nghiệp nuôi chế biến xuất khẩu cá tra phát triển bền vững.

Trong 4 năm thực hiện, Dự án đã hỗ trợ cho hơn 70 doanh nghiệp chế biến, hơn 100 vùng nuôi và hàng trăm các cơ sở hộ gia đình nuôi trong việc tiếp cận với kỹ thuật , phương thức sản xuất tiên tiến nhằm cắt giảm chi phí giá thành, nâng cao chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Với mục tiêu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của ngành cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới,giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và thúc đẩy sản xuất có trách nhiệm, trong khoảng thời gian 4 năm qua, dự án đã hỗ trợ cho hơn 50 doanh nghiệp, 120 vùng nuôi, 130 hộ gia đình, 12 HTX và thu hút gần 3.000 lượt người tham dự các chương trình đào tạo/hội thảo kỹ thuật. Kết quả là dự án đã nghên cứu tư vấn, tập huấn nhằm nâng cao tỉ lệ sống, giảm chi phí thức ăn và tác động đến môi trường trong khâu ương và nuôi góp phần cắt giảm 7-10% chi phí sản xuất trong khâu ương nuôi; hỗ trợ kỹ thuật cho 33 vùng nuôi và HTX đạt chứng nhận thủy sản bền vững quốc tế. Đối với các doanh nghiệp chế biến, dự án cũng đã hỗ trợ nâng cao năng lực và tư vấn về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RE-CP) cho hơn 70 nhà máy giúp cắt giảm trung bình 18-20% điện năng, 26-30% nước, qua đó cắt giảm 2-5 tỷ VND chi phí sản xuất cho mỗi nhà máy và cắt bỏ hơn 21.000 tấn CO2 phát thải hàng năm cho 54 nhà máy chế biến cá tra.

Một trong những yếu tố thiếu bền vững của chuỗi cung ứng cá tra là sản phẩm làm ra chủ yếu là cá fillet có mẫu mã đơn điệu và giá trị gia tăng không cao. Dự án đã kết hợp với các chuyên gia tổ chức các phiên đồng sáng tạo cùng với người tiêu dùng ở Châu Âu và Việt Nam qua đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra được 20 sản phẩm mới chủ yếu từ các phụ phẩm cá tra giúp "Đẩy" các doanh nghiệp cá tra nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Đối với việc phát triển thị trường, dự án đã tổ chức nhiều các buổi đối thoại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở trong nước cũng như thị trường Châu Âu: hỗ trợ 12 doanh nghiệp đi tiếp thị tại hội chợ Châu Âu và tổ chức cho các nhà nhập khẩu, bán lẻ ở Châu Âu sang Việt Nam tham quan thực tế và tiếp xúc với các doanh nghiệp. Dự án cũng đã giúp rà soát lại các chính sách của ngành so với các nước khác. Qua đó phân tích và đưa ra những khuyến nghị giúp các cơ quan quản lý Nhà nước có những chính sách phù hợp cho định hướng phát triển ngành cá tra bền vững tại Việt Nam.

Qua cách tiếp cận theo chuỗi cu ứng và can thiệp theo hai biện pháp "Kéo" và "Đẩy". Sau 4 năm, dự án đã đạt được những két quả theo như cam kết với nhà tài trợ EC ban đầu góp phần thúc đẩy phát triển bền vững cá tra nói riêng cũng như thủy sản nói chung và cũng là mô hình tốt để có thể nhân rộng ra các chuỗi ngành tương tự ở Việt Nam.

Các kiến nghị đưa ra sau khi kết thúc dự án: Các nhà tài trợ tiếp tục hỗ trợ ngành cá tra trong các khía cạnh kỹ thuật, tiêu chuẩn; Chính phủ cùng các Bộ, ngành cần có chính sách phù hợp (thuế CBPG cá tra vào Mỹ còn cao, Chương trình thanh tra cá da trơn của USDA, Truyền thông bôi nhọ cá tra Việt Nam... để hỗ trợ tối đa; Nâng cao hình ảnh của DN VN thông qua sản xuất "bền vững có trách nhiệm"; Các cơ quan quản lý Nhà nước tiếp quản các tài liệu, kết quả để có thể nhân rộng mô hình, kỹ thuật có được từ dự án; Xây dựng "Trung tâm thông tin" hoạt động theo cơ chế Nhà nước và DN để quảng bá và chống bôi nhọ cá tra cũng như thủy sản Việt Nam.

Trung Kiên

Trang1 trong 14
2
trong 14
3
trong 14
4 trong 14
5 trong 14
6 trong 14 7 trong 14 8 trong 14 9 trong 14 10 trong 14 ... 14 trong 14

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn