Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Khoa học công nghệ

Hội thảo Tổng kết mô hình trồng Cây khổ qua ghép gốc mướp tại xã Châu Phong, thị xã Tân Châu

Ngày đăng : 06/11/2020
Tác giả :
A+ A- In

Thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2020 “Kế hoạch khảo nghiệm, chuyển giao và nhân rộng các mô hình tiên tiến, hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh An Giang”, ngày 5/11/2020, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN An Giang đã phối hợp với Phòng Kinh tế, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật thị xã Tân Châu và UBND xã Châu Phong tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình trồng cây khổ qua ghép gốc mướp tại ấp Vĩnh Lợi 2, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu.

Tham dự hội thảo có đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế, Trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật và UBND xã Châu Phong cùng 50 đại biểu là bà con nông dân các xã trên địa bàn thị xã. Các đại biểu đã tham quan thực địa mô hình trồng cây khổ qua ghép gốc mướp và được nghe ThS. Trần Ngọc Phương Anh (chủ nhiệm nhiệm vụ) báo cáo kết quả thực hiện mô hình về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây khổ qua ghép gốc mướp. Kết quả mô hình cho thấy, trồng giống khổ qua ghép gốc mướp đạt năng suất 4,2 tấn/1.000m2, cao hơn giống đối chứng không ghép 0,8 tấn/1.000m2 (năng suất mô hình tăng 24% so với đối chứng). Ngoài ra, giống khổ qua ghép gốc mướp còn có ưu điểm là cây giống khổ qua ghép gốc mướp có khả năng chịu ngập và kháng bệnh tốt hơn giống khổ qua không ghép.

Tại buổi hội thảo, các đại biểu cũng đã đánh giá hiệu quả của mô hình khổ qua ghép gốc mướp, giống có sức sinh trưởng mạnh, có khả năng chịu được điều kiện bắt lợi của môi trường ngập úng, khô hạn,.. kéo dài được thời gian thu hoạch và cho năng suất cao hơn mô hình đối chứng không ghép.  

Phát biểu kết thúc Hội thảo, đại diện Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN gửi lời cảm ơn chân thành đến đại biểu tham dự, đồng thời ghi nhận ý kiến đóng góp hết sức thiết thực từ kinh nghiệm canh tác của quý bà con nhằm bổ sung, hoàn thiện kỹ thuật canh tác cây khổ qua ghép gốc mướp và tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương.

Phương Anh