Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Khoa học công nghệ

Tập huấn “Quy trình kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, bảo quản và sơ chế nguyên liệu từ lan gấm”

Ngày đăng : 08/01/2021
Tác giả :
A+ A- In

Ngày 30/12/2020, Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang tổ chức Tập huấn báo cáo một số kết quả đạt được từ đề tài “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống Lan Gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại Vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang” tại Trung tâm Công nghệ sinh học tỉnh An Giang (tỉnh lộ 941, ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang).

Tham dự tập huấn có đại diện Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang, đại diện Chi cục Kiểm lâm, trường Đại Học An Giang, Hội Đông y tỉnh An Giang, Hội đông y các huyện lân cận và các lương y đang hoạt động trên địa bàn của tỉnh.

Tại buổi Tập huấn các đại biểu đã đươc nghe trình bài một số kết quả đạt được từ đề tài “Nghiên cứu quy trình nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của các giống lan gấm (Anoectochilus sp.) phát triển tại Vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang”, cụ thể như sau:

 (1) ThS. Nguyễn Công Kha - Chủ nhiệm đề tài trình bày:

- Sưu tập và phân tích hình thái, trình tự gene của các giống lan gấm vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang.

- Phân tích hàm lượng flavonoid, phenolic, polysaccharide và kinsenoside của các cây lan gấm thu thập ở vùng Thất Sơn, tỉnh An Giang.

 (2) ThS. Lâm Bảo Như Phương trình bày “Quy trình kỹ thuật nhân giống cây lan gấm bằng phương pháp nuôi cấy mô”.

 (3) ThS. Bùi Lan Anh trình bày “Quy trình kỹ thuật nhân giống cây lan gấm bằng phương pháp tự nhiên và thuần dưỡng cây lan gấm”.

Ban tổ chức và các đại biểu cùng nhau trao đổi, thảo luận đóng góp ý kiến đến chủ đề Tập huấn rất nhiệt tình về các vấn đề liên quan cây lan gấm, về hoạt tính sinh học, cũng như một số công dụng điều trị bệnh, quy trình nhân giống và thuần dưỡng cây lan gấm.

Kết thúc Tập huấn, Ban tổ chức gửi lời cảm ơn chân thành đến đại biểu tham dự, đồng thời ghi nhận ý kiến đóng góp của quý đại biểu, nhằm tạo ra các sản phẩm tốt, cây giống dược liệu có tiềm năng, để phát triển thành vùng nguyên liệu dược liệu ổn định, phát triển bền vững, phục vụ chế biến những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng mang tính đặc trưng của vùng Bảy Núi tỉnh An Giang.

 

Như Phương