Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Khoa học công nghệ

Tổ chức Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang”.

Ngày đăng : 22/06/2020
Tác giả :
A+ A- In

Ngày 12/6/2020 tại Phòng họp Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp “Đánh giá chất lượng nguồn lao động, tình hình sử dụng, phân công lao động nông thôn ở An Giang”. Do ThS. Trần Thị Kim Liên làm chủ nhiệm và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học An Giang) là tổ chức chủ trì.

Hội đồng do ThS. Tầng Phú An - Giám đốc Sở KH&CN làm Chủ tịch Hội đồng, ThS. Lê Minh Tùng Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật An Giang làm Phó Chủ tịch Hội đồng cùng các ủy viên đến từ Nguyên Hiệu Trưởng Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP. HCM; Nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ; Trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn TP. HCM; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn; Trường Cao đẳng nghề.

Mục tiêu của đề tài là: (1) Đánh giá chất lượng nguồn lao động và hiện trạng sử dụng, phân công, phân bố lao động đối với cộng đồng dân cư khu vực nông thôn tỉnh An Giang. Trong đó, chú trọng đánh giá hiện trạng đáp ứng yêu cầu của lao động so với yêu cầu về việc làm; (2) Dự báo xu hướng việc làm (bao gồm số lượng, loại việc làm,...), nhu cầu  lao động của người lao động và người sử dụng lao động, chi phí đào tạo,... năm 2020 – 2025; (3) Dự báo xu hướng phân công, phân bố lao động đối với cộng đồng dân cư khu vực nông thôn tỉnh An Giang năm 2020 – 2025; (4) Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lao động, sử dụng và phân công, phân bố lao động đối với cộng đồng dân cư khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang; (5) Xây dựng mô hình đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn (có liên kết và đáp ứng các đơn vị tuyển dụng lao động)  với 60 người tại địa bàn 3 huyện Châu Phú, Tịnh Biên, An Phú; (6) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển mô hình. Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển cho các mô hình đã xây dựng.

Kết quả qua thời gian triển khai thực hiện đã đạt được những nội dung như sau:

- Nêu được cơ sở lý luận và thực tiễn đánh giá chất lượng nguồn lao động và hiện trạng sử dụng, phân công, phân bố lao động đối với cộng đồng dân cư khu vực nông thôn An Giang.

- Đánh giá chất lượng nguồn lao động và hiện trạng sử dụng, phân công, phân bố lao động đối với cộng đồng dân cư khu vực nông thôn tỉnh An Giang.

- Xây dựng mô hình điểm đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn. Đề xuất các định hướng và giải pháp phát triển cho các mô hình đã xây dựng

- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn lao động, sử dụng và phân công, phân bố lao động đối với cộng đồng dân cư khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang. Dự báo xu hướng việc làm (bao gồm số lượng, loại việc làm,...), nhu cầu  lao động của người lao động và người sử dụng lao động, chi phí đào tạo,...

- Xây dựng được 02 mô hình: (1) Mô hình đào tạo cho người dân nông thôn với các chủ đề đào tạo dựa trên nhu cầu học viên (có khảo sát nhu cầu của lao động); (2) Mô hình dự báo xu hướng việc làm, phân công, phân bố lao động, nhu cầu lao động và sử dụng lao động đối với cộng đồng dân cư khu vực nông thôn.

- 02 bài báo: (1) Chất lượng nguồn lao động nông thôn An Giang - Một số vấn đề đặt ra; (2) Một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn lực lao động có chất lượng cao tại khu vực nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020.

- Hỗ trợ đào tạo 02 sinh viên Đại học cho tỉnh An Giang; Cung cấp kiến thức và tư vấn hướng nghiệp 900 lao động và học sinh THCS + Tập huấn dạy nghề cho 60 lao động nông thôn.

- Xây dựng Kế hoạch 05 năm cho đơn vị tiếp nhận, sử dụng kết quả về việc triển khai ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu  sau khi nghiên cứu được nghiệm thu.

Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, các thành viên hội đồng đánh giá cao giá trị khoa học, khối lượng công việc đã hoàn thành và bỏ phiếu đánh giá thống nhất nghiệm thu với kết quả xếp loại trung bình. Ngoài ra, Hội đồng còn có những ý kiến đóng góp cần bổ sung và làm rõ để hoàn chỉnh Bố cục báo cáo cần sửa lại cho đúng quy định của UBND tỉnh, Bổ sung phụ lục kèm theo bao gồm: Báo cáo phân tích xử lý dữ liệu thống kê, danh sách 1.481 đối tượng được điều tra; mẫu phiếu phỏng vấn có điền đầy đủ thông tin để minh chứng; bảng xử lý số liệu và phương pháp dự báo,…; Làm rõ các khái niệm có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; Cần bổ sung cơ sở chứng minh, vì nhiều nhận định của tác giả mang tính hiển nhiên và nhiều nhận định mang tính chủ quan thiếu cơ sở;….

Kết quả sau khi nghiệm thu sẽ chuyển giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh An Giang; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang;  Hội Nông dân tỉnh An Giang. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu trên có thể sẽ được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân khác nếu có yêu cầu để sử dụng và nhân rộng trong thời gian tới./.

Tiếp Thu