Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Khởi nghiệp - Đổi mới - Sáng tạo

Hội thảo “Ứng dụng công nghệ - kết nối chuỗi giá trị, giảm rủi ro cho nông sản”

Ngày đăng : 14/11/2019
Tác giả :
A+ A- In

Trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong Connect 2019 giữa Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) và Ủy ban nhân dân 04 tỉnh An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp; Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang được giao chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng công nghệ - kết nối chuỗi giá trị, giảm rủi ro cho nông sản”.

Hội thảo diễn ra ngày 07/11/2019, tại khách sạn Vạn Phát Riverside, do ông Tầng Phú An - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ An Giang chủ trì, cùng sự tham gia của trên 80 đại biểu là lãnh đạo Cục Công tác phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ, lãnh đạo sở ngành các tỉnh ĐBSCL, đại diện các Viện, trường, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham dự.

Mục đích Hội thảo: xác định hiện trạng, trao đổi, thảo luận đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ - kết nối chuỗi giá trị, giảm rủi ro cho nông sản các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

Nội dung Hội thảo tập trung thảo luận 3 vấn đề lớn: Thứ nhất, có nhiều công nghệ được ứng dụng trong sản xuất và đời sống, tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn nhiều thách thức, rủi ro trong chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo, cá tra… đâu là nguyên nhân, tồn tại? Thứ 2, công nghệ nào đã và đang được ứng dụng, công nghệ nào giúp các nhà sản xuất xuất có quy mô nhỏ khi 97% doanh nghiệp ở ĐBSCL là SMEs; làm thế nào thúc đẩy ý tưởng đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, giảm thiểu rủi ro? Thứ ba, xu hướng tiêu dùng rất đa dạng và ngày càng nâng cao, ngày càng coi trọng cá tính hóa… làm gì để nắm bắt kịp thời, thúc đẩy sản xuất - tiêu thụ, bảo quản, chế biến tạo ra giá trị tăng thêm, đúng tiêu chuẩn thị trường? (Công nghệ và cách doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để bắt kịp nhu cầu; kinh nghiệm trong xây dựng mối liên kết sản xuất và tiêu thụ, vai trò nội lực của các tác nhân khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; Mô hình nào được đề xuất để tăng khả năng ứng dụng công nghệ, làm giàu chuỗi giá trị, giảm thiểu rủi ro cho các ngành hàng chủ lực và các SMEs?).Hội thảo diễn ra sôi động với sự chủ trì thảo luận của PGS.TS. Nguyễn Phú Son – Khoa Kinh tế (Trường Đại học Cần Thơ), cùng 04 chuyên gia là GS.TS. Nguyễn Thị Lang (Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ĐBSCL) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo; Bà Trần Thị Vân Loan (Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long) chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ cá tra; Ông Nguyễn Thể Hà (Giám đốc đầu tư Công ty TNHH Cơ khí công - nông nghiệp Bùi Văn Ngọ) chia sẻ thông tin về nhu cầu cơ giới hóa đồng ruộng ĐBSCL trước bối cảnh hội nhập và BĐKH; Ông Piki Parmita (Công ty tư vấn Deloitte Pacific) chia sẻ các công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp thông minh.

Đồng thời, Hội thảo đã thu hút nhiều ý kiến trao đổi thảo luận từ các đại biểu tham dự xoay quanh các vấn đề về sự cần thiết ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chi phí, giá bán và hiệu quả trong sản xuất lúa; sự cạnh tranh trong sản xuất cá tra với các nước (Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia) đang mở rộng vùng nuôi nguyên liệu; thực trạng phát triển chuỗi liên kết cá tra trong vùng ĐBSCL; chia sẻ ứng dụng máy bay không người lái trong cảnh báo bệnh hại cây lúa; chia sẻ ý tưởng công viên tuần hoàn.

Kết thúc Hội thảo, đại diện tỉnh An Giang, ông Tầng Phú An phát biểu tiếp thu các ý kiến trao đổi tại Hội thảo, đồng thời nêu lên định hướng nghiên cứu, hợp tác của An Giang trong thời gian tới là tăng cường gắn kết với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL trong xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ các mặt hàng nông sản tiêu biểu của vùng, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong khu vực tư và các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tư nhân quy mô các cấp,…

 

 

MK