Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Khoa học công nghệ

Nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng (Monopterus albus) tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP”

Ngày đăng : 30/04/2020
Tác giả :
A+ A- In

Ngày 23/4/2020 tại Phòng họp Sở Khoa học và Công nghệ thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp tỉnh “Xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng (Monopterus albus) tỉnh An Giang đạt tiêu chuẩn VietGAP” do ThS. Nguyễn Hoàng Huy và Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang làm chủ trì.

Hội đồng do TS. Phạm Văn Khánh, Nguyên Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ làm chủ tịch, và ThS. Tầng Phú An, Giám đốc Sở KH&CN là Phó chủ tịch Hội đồng cùng các ủy viên đến từ Bộ môn Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Khoa Kinh tế, Trường ĐHCT ; Trưởng Bộ môn Nuôi trồng thủy sản – Khoa học môi trường, Khoa Nông nghiệp CNTP, Trường Đại học Tiền Giang; Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Cần Thơ; Nguyên Trưởng Bộ môn thủy sản - Khoa Nông nghiệp và TNTN, Trường Đại học An Giang, ….

Nội dung của đề tài là Điều tra đánh giá hiện trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng ở An Giang; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất lươn giống đạt tiêu chuẩn VietGAP; Xây dựng mô hình điểm liên kết sản xuất lươn thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng; Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm lươn đồng nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại An Giang; Đánh giá tính hiệu quả của mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lươn đồng đạt tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh; Tổ chức hội thảo, tập huấn chuyển giao kết quả nghiên cứu.

Kết quả của đề tài đã Hình thành vùng nuôi lươn giống có quy mô diện tích 7.450/3000m2 theo tiêu chuẩn VietGAP; Vùng nuôi lươn thương phẩm có quy mô diện tích 6.276/5000 m2; Quy trình sản xuất giống lươn đạt tiêu chuẩn VietGAP; Quy trình nuôi lươn thương phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP; Bộ tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm lươn nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP; Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm lươn đồng nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP tại An Giang; 05 báo cáo chuyên đề; Mô hình thực hiện chuỗi liên kết lươn thương phẩm theo hướng bền vững; 03/02 bài báo khoa học được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành; Hỗ trợ đào tạo 02/01 cử nhân đại học và 01 thạc sỹ cho tỉnh An Giang; Đào tạo cho 20 kỹ thuật viên và 100 nông dân về kỹ thuật sản xuất giống lươn và nuôi lươn đồng đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Sau khi nghe chủ nhiệm đề tài trình bày báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu, các thành viên hội đồng đánh giá cao giá trị khoa học, khối lượng công việc đã hoàn thành và bỏ phiếu đánh giá thống nhất nghiệm thu với kết quả xếp loại khá. Ngoài ra, Hội đồng còn có những ý kiến đóng góp cần bổ sung và làm rõ để hoàn chỉnh Bố cục báo cáo cần thể hiện rõ mô hình chuỗi liên kết sản xuất Bổ sung Bộ tiêu chuẩn cơ sở có công bố; Bổ sung phương pháp, công thức tính còn thiếu, loại bỏ phương pháp thực hiện chưa được sử dụng trong kết quả; Quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm lươn đồng VietGAP: cần chỉnh sửa bổ sung qua thực tế để hoàn thiện quy trình và thông qua thẩm định; Phần kiến nghị: cần có đề xuất cụ thể các bước tiếp theo để hình thành và xúc tiến phát triển mô hình chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ lươn đồng tại tỉnh  An Giang.

Kết quả sau khi nghiệm thu sẽ chuyển giao cho UBND huyện Châu Thành và Trung tâm Công nghệ sinh học để sử dụng và nhân rộng trong thời gian tới./.

 

Tiếp Thu