Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Hoạt động Sở, Ngành

Truy xuất nguồn gốc trong xuất khẩu nông sản: Doanh nghiệp cần làm gì?

Ngày đăng : 13/05/2020
Tác giả :
A+ A- In

Tình trạng gian lận thương mại, lập lờ xuất xứ sản phẩm của không ít doanh nghiệp trong thời gian qua đã gây bức xúc trong nhân dân không chỉ làm suy yếu năng lực cạnh tranh của chính các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng các nguyên tắc vận hành của nền kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay khách hàng ngày càng cần sự minh bạch đối với sản phẩm hàng hóa, truy xuất nguồn gốc là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp họ yên tâm sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng được đảm bảo; đồng thời giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.

Truy xuất nguồn gốc là một trong những biện pháp kiểm soát hàng hóa và được nhiều người nhắc đến trong thời gian qua, như một công nghệ tiếp cận thời đại công nghiệp 4.0, đặc biệt trong lĩnh vực kiểm soát nguồn gốc sản phẩm, hạn chế nạn sao chép, làm giả sản phẩm.

Bao bì thường không thể hiện đầy đủ những thông tin về nguồn gốc sản phẩm, đặc biệt là quá trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bằng công nghệ truy xuất nguồn gốc, các doanh nghiệp có thể cung cấp nhanh đến người tiêu dùng những thông tin chi tiết hơn về xuất xứ sản phẩm như nơi sản xuất, nơi đóng gói, dùng nguyên liệu gì, nếu là sản phẩm nông sản thì dư lượng thuốc trừ sâu bao nhiêu, có sử dụng phân bón hóa học hay kháng sinh không? Thậm chí các thông tin về ngày tháng, thời gian thu hoạch, lưu kho và xuất đi cũng có thể được nhà sản xuất cung cấp thông qua công nghệ truy xuất nguồn gốc.

Như vậy, bằng truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng có thể có thêm nhiều thông tin về sản phẩm mình mua sắm và hạn chế nạn mua phải hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Nói tóm lại, công nghệ truy xuất nguồn gốc khiến cho mọi dữ liệu liên quan đến quá trình tạo ra thành phẩm đều được công khai minh bạch.

Đặc biệt, đối với xuất khẩu, việc ứng dụng mã số mã vạch để truy xuất nguồn gốc hàng hóa sản phẩm, nhất là nông sản giúp người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó giúp doanh nghiệp hướng đến chinh phục thị trường quốc tế vốn đòi hỏi rất khắt khe về truy xuất nguồn gốc hàng hóa trong cả sản xuất lẫn thương mại.

Với doanh nghiệp, truy xuất nguồn gốc là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin cần thiết. Còn về phía người tiêu dùng, đây là giải pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả, nhanh gọn. Khi chủ động truy xuất bằng chính mã số trên mỗi sản phẩm thông qua hệ thống hiện đại, người tiêu dùng yên tâm mua sắm, còn nhà bán lẻ dễ kiểm soát rủi ro phát sinh khi theo dõi và xác minh toàn bộ đường đi của hàng hóa.

Khi áp dụng truy xuất nguồn gốc vào hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp đã có giấy thông hành vào các thị trường khó tính trên thế giới, tiến thêm một bước trong việc hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam.

Hoa Lý