Sở Khoa học Công nghệ tỉnh An Giang

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945 - 2/9/2023)

Thống Kê Truy Cập
  • Đang truy cập:
  • Tổng lượt Truy cập:

Quản lý CN - ATBXHN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: phê duyệt “Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020”

Ngày đăng : 03/05/2017
Tác giả :
A+ A- In

Ngày 29/3/2017, Bộ Nông nghiêp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 1038/QĐ-BNN-TY phê duyệt “Kế hoạch Quốc gia giám sát dịch bệnh trên tôm và cá tra phục vụ xuất khẩu giai đoạn 2017-2020”.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng công tác phòng, chống và cảnh báo dịch bệnh, góp phần phát triển nuôi tôm, cá tra bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu.

Theo đó, các mục tiêu cụ thể gồm (1) ở cấp Trung ương có trên 90% cán bộ làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về giám sát dịch bệnh thủy sản vào năm 2017; (2) cấp tỉnh và huyện có trên 70% cán bộ làm công tác thú y thủy sản được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về giám sát dịch bệnh thủy sản vào năm 2017 và cấp xã là 30% được đào tạo; (3) có 100% các tỉnh sản xuất tôm giống trọng điểm chủ động triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất tôm giống; (4) từ năm 2018 trở đi, số lượng cơ sở được giám sát sẽ tăng bình quân tối thiểu 10%/năm so với năm trước; (5) tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và các quy định có liên quan.

Để đạt được mục tiêu trên, các giải pháp được đưa ra gồm:

Một là, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết với các cơ sở nuôi tôm và cá tra thực hiện kế hoạch giám sát một số bệnh nguy hiểm trên tôm, cá tra.

Hai là, củng cố, tăng cường hệ thống thú y cơ sở để đảm bảo năng lực triển khai có hiệu quả các hoạt động giám sát và phòng chống dịch bệnh.

Ba là, đẩy mạnh xã hội hóa việc xét nghiệm tại các phòng thử nghiệm được chỉ định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bốn là, Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết tiêu thụ sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất thức ăn, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Trên cơ sở các giải pháp trên, Kế hoạch dự kiến các hiệu quả kinh tế mang  lại từ việc thực hiện kế hoạch gồm:  (1) tăng hiệu quả sản xuất, nuôi tôm, cá tra với năng suất cao hơn, thủy sản nuôi sinh trưởng nhanh, sản phẩm an toàn và không còn chất tồn dư, giá tôm, cá tra tiêu thụ trong nước ở mức phù hợp, kích thích tiêu dùng nhiều hơn; (2) góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực, thực phẩm, xóa đói, giảm nghèo; (3) duy trì môi trường tự nhiên sạch hơn, phát triển hệ sinh thái tự nhiên, do ngăn chặn việc xả nước thải chưa qua xử lý; …

Bạch Kim