Sở Khoa Học Công Nghệ    
 
 
 
Liên kết website
Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Xây dựng nông thôn mới
(05/06/2018)

Với đặc thù phục vụ cho trồng trọt và đánh bắt thủy sản, nghề làm dây keo ở Mỹ Hội Đông hiện đang phát triển mạnh và trở thành một trong những làng nghề nổi tiếng của cù lao Chợ Mới tỉnh An Giang vì sản phẩm chẳng những tiêu thụ trong nước mà còn có thị phần xuất khẩu đáng kể ở các nước lân cận.

Dù có lúc thăng trầm nhưng vài năm trở lại đây, nghề làm dây keo của người dân xã Mỹ Hội Đông huyện Chợ Mới tỉnh An Giang bổng dưng phát triển mạnh trở thành một trong 13 làng nghề nổi tiếng của huyện Chợ Mới do nhu cầu của nhà nông sử dụng mặt hàng này cho sản xuất nông nghiệp tăng cao. Bà NGUYỄN THỊ KIM SÁNG- Chủ cơ sở sản xuất dây keo Lập Thành cho biết“Vào mùa nắng hạn quá thì nghề dây mình không phát triển lắm nhưng từ tháng 3 đến tháng 7 đổ lại có hột mưa mà dây này sử dụng cho vùng biển thành ra mùa mưa thì bán chạy. Từ hạt nhựa mình sản xuất ra sợi dây gọi là bả, từ bả phân phối ra nhỏ lẻ rồi mới đánh thành cuộn lại tùy theo kích cở bạn hàng đặt”.

Hiện toàn xã Mỹ Hội Đông có khoảng 7 cơ sở sản xuất dây keo khép kính với hơn 200 hộ làm gia công, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động thuộc các ấp Mỹ Thạnh, Mỹ Đức, Mỹ Hòa B. Tùy theo tay nghề, 2 người lao động giỏi mỗi ngày cũng kiếm từ vài trăm ngàn đồng trở lên đủ chi tiêu cho cuộc sống gia đình. “Nghề này là nguồn sống của mình nên phải đam mê, mê nó nên mình cố gắng làm để xoay sở trong gia đình, trong cuộc sống. Tôi đánh một ngày 6 ống rồi vô bành bự đó đó. Mình đậu lại cho đều, nếu đều thì ra dây thành phẩm rất đẹp còn dây không đều ra thành phẩm không đẹp, nhờ kỹ thuật mình sang qua đổi lại cho đều dây”. Ông LÊ VĂN CẢNH, Công nhân sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông chia sẻ.

Dây keo Mỹ Hội Đông rất đa dạng và phong phú chủng loại, dây nhỏ nhất đường kính 1-2mm còn dây thừng, chão có đường kính tối đa đến 4cm dùng để khai thác đánh bắt thủy, hải sản, đóng gói hàng hóa. Mặt hàng cũng đang tiêu thụ mạnh ở các tỉnh như: Kiên Giang, Cà Mau, Cần Thơ... và TP Hồ Chí Minh, thậm chí còn xuất khẩu sang thị trường Campuchia hay nước Lào, chính vì vậy người làm nghề dây keo ngày nay ở làng nghề này cũng có cuộc sống khấm khá hơn. “Sản xuất ra 4 tấn nhưng mình chia thành phần nhỏ mình đánh ra các loại ra đến mười mấy loại dây, nói chung vào mùa mưa thì dây nào cũng bán chạy hết”. Bà NGUYỄN THỊ KIM SÁNG- Chủ cơ sở sản xuất dây keo Lập Thành nói.

Nghề làm dây keo tuy không khó nhưng lại khá nhọc công và đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mỉ của người thợ. Đặc biệt, nghề này phải có sự kết hợp nhịp nhàng giữa 2 người. Một người sẽ đảm nhận việc chia dây và quấn dây, người còn lại nhận nhiệm vụ căng dây và se dây. Tất cả đòi hỏi phải “ăn ý” để tránh bị rối dây hay mệt nhọc trong khi kéo dây. Chính từ những bàn tay khéo léo của người thợ nên dây keo ở An Giang ngày nay được người tiêu dùng gần xa rất ưa chuộng.

Bảo Phong

Trang1 trong 1

 
 
 
 
Skip portlet Portlet Menu
Skip portlet Portlet Menu
Đang tải video..
Skip portlet Portlet Menu

Thông tin cần biết
  Skip portlet Portlet Menu
 
 
 
 
Chịu trách nhiệm: Phan Thị Yến Nhi - Phó Giám đốc - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang.
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ An Giang.
Giấy phép số: 02/GP-TTĐT ngày 27/10/2015 - Cơ quan cấp phép: Sở Thông tin và Truyền thông An Giang.
Điện thoại: (02963) 852212 - Fax: (02963) 854598 ** E-mail: sokhcn@angiang.gov.vn